Bắc Kạn: Sớm chuẩn bị phương án phòng chống rét cho thủy sản nuôi vụ đông xuân

Để chủ động đối phó với các tình huống biến đổi thời tiết xảy ra trong mùa đông đang cận kề ở vùng núi phía bắc, UBND tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt phương án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi và thủy sản vụ đông xuân năm 2023 – 2024.

Phương án sẽ góp phần giúp các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động ứng phó kịp thời và triển khai các biện pháp khắc phục khi có thiệt hại và khôi phục sản xuất sau rét đậm, rét hại. Cùng đó, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư sản xuất, thức ăn, chuồng trại, cây giống, con giống… kịp thời ứng phó khi xảy ra rét đậm, rét hại; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện và giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh trong phòng, chống rét cho cây trồng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo sản xuất không bị gián đoạn.

Bac-Kan5947493856708332894

Mô hình nuôi cá lồng tại thôn Nà Pò, xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: ST.

Trong lĩnh vực thủy sản, đối với những đối tượng thủy sản chưa đủ kích cỡ thu hoạch và tiến hành nuôi lưu qua đông: cần thực hiện công tác phòng, chống rét.

Cụ thể, duy trì mực nước ao nuôi độ sâu trên 1,5 m, chủ động nguồn nước vào, ra. Trường hợp ao nuôi không đảm bảo độ sâu, phải đào chuôm nhỏ có diện tích bằng 1/10 diện tích ao nuôi sau đó tiến hành cải tạo và đưa cá vào nuôi với mật độ 2 – 4 con/m2; nếu nhiệt độ xuống dưới 150C thì ngừng cho cá ăn; trong suốt thời gian trú đông, không dùng lưới đánh bắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và có thể dẫn đến cá bị nhiễm bệnh và chết.

Thả bèo cho 1/2 đến 1/3 diện tích ao về phía Bắc để chắn gió, hoặc dùng tre làm giàn có bạt, nilon, lá cọ… che phủ để tránh gió lùa, tăng khả năng giữ nhiệt; dưới đáy ao sử dụng các sọt rơm, rạ (đã được tưới vôi và phơi khô) để làm chỗ trú đông cho cá khi trời rét đậm, rét hại.

Song song đó, UBND các huyện, thành phố cần chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại; Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người sản xuất thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói, rét, thiên tai, dịch bệnh cho đàn vật nuôi và thủy sản theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Đồng thời, chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng tại địa phương để xử lý kịp thời các thiệt hại; khắc phục hậu quả thiệt hại; xác định chính xác mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ để khôi phục sản xuất, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

Bảo Hân

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận