Các trường hợp bệnh đốm trắng ở tôm và cách xử lý!
Vào giai đoạn giao mùa, tôm nuôi bắt đầu bước vào giai đoạn xuất hiện bệnh đốm trắng. Bệnh này xảy ra ở giai đoạn mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C. Là một bệnh được biết đến từ rất lâu và rất nguy hiểm cho nghề nuôi tôm. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị đốm trắng đều gây ra tình trạng chết cấp tính ( có thể đạt đến tỷ lệ chết 100%) trong vòng 2-3 ngày.
Giáo sư Chalor Limsuwan và cộng sự trường Đại học Kasesart đã xác định 4 trường hợp tôm bị bệnh đốm trắng khác nhau hy vọng với những thong tin này người nuôi có thể xác định rõ các vấn đề và đưa ra quyết định đứng đắn nhất
Trường hợp 1:
– Biểu hiện: Tôm bệnh tấp mé ở giai đoạn trong tháng nuôi đầu đến 12gram có những đốm trắng rõ ràng dưới vỏ đầu ngực và trên đốt bụng (đặc biệt ở đốt đuôi), tôm giảm ăn rõ rệt, kiểm tra PCR cho kết quả dương tính và kiểm tra mô học thấy mô bị nhiễm virsu đốm trắng điển hình.
– Giải pháp: Không thể làm bất cứ gì cho trường hợp này. Tôm sẽ nhanh chóng bị nhiễm virus đốm trắng và chết cấp tính với tỷ lệ có thể đạt 100% ngay sau đó 2-3 ngày.
Trường hợp 2:
– Biểu hiện: Tôm nuôi xuất hiện những đốm trắng trên vỏ đầu ngực nhưng vẫn ăn bình thường, trường hợp này tôm có khả năng không nhiễm virus đốm trăng. Nếu như tôm không yếu tấp mế và kiểm tra PCR cho kết quả âm tính, kiểm tra các mô học cho thấy các mô bình thường.
– Trường hợp này có thể là kết quả của quá trình lắng đọng can – xi trên bỏ đầu ngực do tôm phải sống trong môi trường ao nuôi với pH cao kéo dài. pH buổi sáng đo được thường ở mức 8.3
– Giải pháp: Trong trường hợp này cần hạ pH xuống dưới mức 8.0 nhưng phải trên 7.5 vào buổi sáng. Sử dụng cách này tôm sẽ lột xác trong lần lột xác kế tiếp và đốm trắng sẽ biến mất.
Trường hợp 3:
– Biểu hiện: Nếu tôm cập mé và xuất hiện đốm trắng cùng với màu sắc nâu đậm hoặc mang dơ thì không phải do tôm bị nhiễm virus đốm trắng. Tôm có thể sẽ giảm ăn nhẹ, nhưng phần lớn đàn tôm vẫn ăn bình thường. Kiểm tra PCR và mô học không phát hiện virus đốm trắng, tuy nhiên sẽ có sự xuất hiện của vi khuẩn trên nhiều cơ quan khác nhau của tôm.
– Giải pháp: Trong trường hợp này biện pháp tốt nhất là cố gắng loại bỏ hoàn toàn những con tôm bệnh ra khỏi ao nuôi và tiến hành cải thiện triệt để môi trường ( như giảm chất thải, giảm tảo…)
Trường hợp 4:
Thỉnh thoảng khi chài tôm phát hiện vài con tôm có hiện tượng đốm trắng trên vỏ đầu ngực. Tuy nhiên tôm vẫn hoạt động bình thường, không tấp mé, ăn tốt. Những đốm trắng này xuất hiện ở giai đoạn cuối vụ nuôi trước khi thu hoạch. Kiểm tra PCR âm tính thì sau khi lột xác, đốm trắng hoàn toàn biến mất
Để chủ động tránh thiệt hại người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh sau:
– Thả tôm giống sạch bệnh (có chứng nhận kiểm dịch của địa phương).
– Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0 – 1,2m.
– Kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý.
– Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh (giáp xác).
– Bổ sung vitamin C vào ao hoặc thức ăn cho tôm.
– Đối với ao tôm bệnh, người nuôi nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorin với liều lượng 30 kg/1.000 m3; hoặc formol 200 lít/1.000m3 hòa nước tạt đều ao, ngâm 7 ngày rồi tiến hành xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
Ngoài bệnh đốm trắng ở tôm thì các loại bệnh thường gặp ở tôm khác cũng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
Tìm hiểu thêm về tôm sú tại đây