Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm thẻ chân trắng

Trong nuôi tôm, quá trình lột xác diễn ra thường xuyên. Lột xác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của tôm. Tuy nhiên, người nuôi nên chú ý đến một số yếu tố ảnh hưởng khi tôm đang trong giai đoạn này qua bài viết dưới đây nhé!.

Hinh_1_1702522337
Người nuôi nên chú ý kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến tôm khi lột xác. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Tại sao tôm lại phải lột xác liên tục? 

Sự lột xác mang lại rất nhiều lợi ích cho tôm như: 

– Giúp tôm tăng trưởng phát triển 

– Loại bỏ lớp vỏ cũ có chứa các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh 

– Giúp tôm có cơ thể mới hoàn hảo hơn nhờ loại bỏ các vết thương, vết sẹo trước đó 

– Giúp loại bỏ các cá thể yếu, chậm lớn, còi cọc 

Yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm 

Yếu tố dinh dưỡng 

Trong quá trình lột xác, tôm cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.  

– Thức ăn dùng cho tôm hằng ngày phải có hàm lượng đạm tổng số 32 – 45% 

– Tránh các loại thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thiếu các khoáng chất cần thiết và dinh dưỡng cho tôm. 

– Cho ăn theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, chú ý lúc đổi cỡ phải trộn 2 loại cũ và với để những con tôm yếu vẫn có thể bắt mồi được 

– Thăm nhá thường xuyên để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp 

hinh-2_17025221835395614969103644274Hàm lượng đạm trong thức ăn góp phần ảnh hưởng đến quá trình tôm lột xác. Ảnh: thuysanvietnam

Độ kiềm 

Trong quá trình phát triển, tôm cần rất nhiều khoáng chất nên cần duy trì độ kiềm ổn định. Chủ động bổ sung một số chất cần thiết như canxi, phốt pho, men kích thích,… để tôm có thể tái tạo lớp vỏ mới.  

Tôm nuôi thường lột xác vào ban đêm vì vậy nên bổ sung chất khoáng vào bữa ăn chiều cho tôm. Nên duy trì độ kiềm từ 120mg CaCO3/l trở lên. 

Độ pH  

Tôm lột xác khi pH đạt 7 – 8,5 và tốt nhất 7,5 – 8. Để ổn định pH cần duy trì độ trong của nước ao nuôi từ 25 – 30 cm. Đặc biệt khi trời có mưa, pH ao có tình trạng thấp hơn bình thường, vì vậy cần nâng pH để tôm không lột vỏ trong điểu kiện bất lợi sẽ dễ bị rớt. 

Độ mặn 

Độ mặn của nước tỷ lệ thuận với hàm lượng khoáng, do đó nước ao nuôi càng ngọt thì khoáng càng ít. Nên dựa vào độ mặn để có thể cung cấp khoáng cho ao nuôi một cách hợp lí nhất. 

Oxy hòa tan 

Khi tôm trong giai đoạn lột xác cần lượng oxy hòa tan ở mức 5 – 6 mg/l. Đồng thời, khi phát hiện tôm có dấu hiện lột xác, người nuôi nên bật quạt chạy ở công suất lớn nhất, đồng thời bổ sung oxygen nếu thấy cần thiết. 

Ánh sáng 

Cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá trình lột xác. Khi hạn chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế hoạt động lột xác của tôm, ngược lại nếu kéo dài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn quá trình lột xác. 

Nhiệt độ  

Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác. Nhiệt độ thấp hơn 14 – 180 độ C tùy loài, sự lột xác bị ức chế. Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp, tôm tăng cường trao đổi chất, tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị đầy đủ cho quá trình lột xác xảy ra. 

hinh-3_17025222994414344826565315449Đo nhiệt độ nước thường xuyên để điều chỉnh về nhiệt độ phù hợp cho tôm 

Tảo 

Một đợt tảo tàn có thể xảy ra khi một loại khoáng mà phiêu sinh vật cần vào ban ngày bị tôm sử dụng hết cho quá trình lột xác vào ban đêm. Vì vậy người nuôi cần chú ý kiểm tra pH, kiềm, khoáng để tránh hiện tượng tảo tàn xảy ra. 

Dịch bệnh tấn công 

Nếu tôm bị mắc các bệnh như nấm mang, đóng rong, tôm còi,… cũng khiến cho tôm khó lột vỏ, lột vỏ không hết (dính lại cục thịt ở đuôi). Để phòng bệnh thì phải xử lý nước tốt, ổn định tảo, bổ sung khoáng đầy đủ. 

Chu kì lột xác và trưởng thành của tôm 

Thời gian đầu tôm còn nhỏ thì tần suất lột nhiều hơn, mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần. Càng lớn thì thời gian tôm lột vỏ càng kéo dài ra. Đối với tôm trên 90 ngày tuổi, mất tầm 2 tuần thì tôm mới lột 1 lần. 

Ngày nuôiTần suất lột xác
1-71 ngày/lần 
8-152 ngày/lần
16-303 ngày/lần
31-457 ngày/lần
46-608 ngày/lần
61-909 ngày/lần

Để kích thích hoạt đông lột xác của tôm diễn ra đồng loạt, tôm lột hết và nhanh cứng vỏ. Người nuôi cần nên chú ý duy trì các yếu tố trên ở mức ổn định nhất để tôm có thể tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao. Ngoài ra, người nuôi có thể bổ sung một số dinh dưỡng và khoáng chất cho tôm trong giai đoạn này. 

Đăng ngày 14/12/2023
Mây
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận