Cách diệt hến trong ao nuôi tôm tận gốc

Cách diệt hến trong ao nuôi tôm tận gốc hiệu quả

Hến là loài động vật hai mảnh xuất hiện phổ biến trong ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Một số trường hợp tôm bị bệnh cong thân, đốm trắng, gan tụy,… cũng có thể do bị lây nhiễm bởi những vật thể trung gian này chia sẻ cách diệt hến trong ao nuôi tôm giúp bà con quản lý ao nuôi một cách tốt nhất.

Đã có rất nhiều người đặt câu hỏi “Hến trong ao nuôi tôm xử lý thế nào?“, cũng có nhiều người hỏi “có nên dùng thuốc diệt hến trong ao nuôi tôm không?“.

Tại sao phải diệt hến trong ao nuôi tôm?

Ở mật độ thấp, hến không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của tôm nuôi. Nếu ở mật độ cao chúng có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, cụ thể:

— Hến có tập tính ăn tảo, làm giảm mật độ tảo và tăng độ trong của nước.

— Chúng cạnh tranh oxy hòa tan và thức ăn với tôm nuôi khiến tôm chậm lớn và phân đàn.

— Chúng cần hấp thụ một lượng khoáng thích hợp để phát triển lớp vỏ, làm giảm hàm lượng khoáng trong nước, dẫn đến hiện tượng tôm mềm vỏ và có thể gây chết rải rác.

— Hến còn là một trong những nguồn mang mầm bệnh gây cho tôm nuôi, nếu tôm ăn phải hến sẽ gây bệnh đường ruột cho tôm vì trong hến hàm lượng kim loại nặng và đặc biệt là vibrio rất cao. Chúng giúp bệnh lây lan nhanh và tồn tại trong ao qua nhiều vụ nuôi.

cách diệt hến trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, cach diet hen trong ao nuoi tom, hướng dẫn diệt hến trong ao nuôi tôm, huong dan diet hen trong ao nuoi tom,Cách diệt hến trong ao nuôi tôm hiệu quả, cach diet hen trong ao nuoi tom hieu qua,
                                Hến, vẹm thường thấy trong ao nuôi tôm thẻ, tôm sú

Ngoài hến, trong ao còn xuất hiện một số loài nhuyễn thể 2 mảnh khác như ốc đinh, chem chép, vẹm,… chúng cũng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến ao nuôi.

Cách diệt hến trong ao nuôi tôm

Các loài động vật nhuyễn thể 2 mảnh có cấu trúc tương tự như tôm nên việc sử dụng thuốc diệt ốc sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của tôm nuôi. Trong khi đó, tôm có tập tính ăn hến nên khi tôm lớn sẽ ăn hết hến trong ao. Trong trường hợp này người nuôi cần phải tăng cường trộn axit hữu cơ và vi sinh đường ruột cho tô với liều lượng cao hơn mức bình thường.

Trong quá trình nuôi có thể áp dụng phương pháp thủ công để loại bỏ tận gốc các loại nhuyễn thể 2 mảnh có trong ao. Người nuôi nên quan sát xem chúng hoạt động mạnh nhất vào lúc nào sau đó sử dụng cào hoặc vó để bắt hến trong ao.

Phòng ngừa hến và các loại nhuyễn thể trong ao nuôi tôm

Để có thể phòng ngừa sự có mặt của hến trong ao nuôi tôm thì người nuôi cần phải chú trọng đến công tác cải tạo ao nuôi như hút bùn, rải vôi, phơi đáy ao, cấp nước qua túi lọc, diệt tạp, diệt khuẩn đúng các thao tác kỹ thuật.

— Áp dụng đúng kỹ thuật cải tạo ao nuôi, tiến hành bón vôi, phơi khô đáy ao, để đảm bảo các loại nhuyễn thể hai mảnh bị tiêu diệt tận gốc.

— Sử dụng đồng sunfat (phèn xanh) để diệt hến trong ao nuôi tôm trước 7 – 10 ngày mới thả giống. Liều lượng sử dụng khoảng 1,5 – 2 kg/1.000 m3 nước.

Cách diệt hến trong ao nuôi tôm bằng đồng sunfat,cách diệt hến trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, cach diet hen trong ao nuoi tom, hướng dẫn diệt hến trong ao nuôi tôm, huong dan diet hen trong ao nuoi tom,Cách diệt hến trong ao nuôi tôm hiệu quả, cach diet hen trong ao nuoi tom hieu qua,
                                Cách diệt hến trong ao nuôi tôm bằng đồng sunfat

— Cấp nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải cotton (2 lớp).

— Nước cần phải được chứa trong ao lắng trong khoảng 5 – 7 ngày để trứng và ấu trùng nở ra hết ra, sau đó sử dụng Chlorine để tiêu diệt một cách tận gốc.

Lưu ý: Sau ít nhất 48 tiếng sử dụng Chlorine mới được bơm nước sang ao nuôi bằng lưới lọc.

— Trong quá trình nuôi cần phải định kỳ kiểm tra, loại bỏ nhuyễn thể hai mảng ra khỏi ao tôm.

Sự có mặt của hến trong ao tôm không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, gan tụy nhưng chúng có thể gây chết rải rác, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi. Do đó, cần phải cải tạo ao kỹ lưỡng, quan sát và áp dụng cách diệt hến trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả nhất.

Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận