Chuẩn bị ao nuôi tôm sú

Nuôi tôm sú là một trong những loại tôm được bà con nuôi phổ biến nhất hiện nay, nó mang lại nhiều lợi ích về năng suất và kinh tế cao. Để có một vụ nuôi tôm sú đạt năng suất cao thì giai đoạn chuẩn bị ao nuôi tôm cũng như cải tảo ao nuôi tôm cũng rất quan trọng.

Chọn địa điểm ao nuôi tôm

Việc chọn địa điểm rất quan trọng, bà con chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng cẩn thận khi chọn và xây dựng. có một số lưu ý sau bà con nên chú ý:

  • Địa điểm nuôi: ao nuôi nên đặt ở vùng trung triều tiếp giáp vùng cao triểu dễ dễ cho việc tháo cạn ao và đầm để phơi đáy ao để cải tảo ao cho mùa vụ mới. Nếu ao nuôi tôm ở vùng hạ triều sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc thay nước và quản lý chất lượng ao nuôi.
  • Khi xây dựng ao nuôi nên chọn loại đất thịt, đất có ít mùn bã hữu cơ hoặc đất thịt pha cát.
  • Bà con cần có nguồn nước cung cấp cho ao nuôi chủ động, không bị ô nhiễm và thêm cánh quạt để cung cấp oxy nuôi tôm, và các yếu tố ao nuôi khác phải đảm bảo:
    • pH: 7,5 – 8,5
    • S%: 15 – 35%
    • NH3: <0,1mg/L
    • H2S: <0,03mg/L
ao-nuoi-tom-co-quat-tao-oxy
Ao nuôi tôm có quạt oxy

Thiết kế xây dựng ao nuôi

  • Xây dựng ao lắng: ao lắng thường có diện tích 20 -25% diện tích ao nuôi, có tác dụng làm trong nước và xử lý chất lượng nước trước khi cung cấp cho ao nuôi.
  • Xây dựng ao xử lý: Diện tích chiếm khoảng từ 10 -15% diện tích ao. Nước thải từ ao nuôi sẽ được xử lý bằng hóa chất trước khi được đẩy ra ngoài hoặc qua ao lắng để tiếp tục tái sử dụng cho ao nuôi ( đối với mô hình khép kín).
  • Xây dựng ao nuôi: diện tích ao nuôi nên từ 0.5ha -1ha. Những ao diện tích lớn sẽ gây khó khăn trong việc quản lý, ngược lại diện tích nhỏ sẽ dễ làm cho ao nuôi bị biến đổi theo điều kiện nuôi.
    • Dạng ao nên là hình chữ nhật, đáy ao bằng phẳng.
    • Độ dốc từ cổng nước đến đáy cuối ao khoảng 2%.
    • Độ sâu ao nuôi là 1 – 1,5, trung bình từ 0.8-1.2m.
  • Ao ươm tôm bột: Ao nuôi tôm bột được dùng để tiện lợi cho quá trình chăm sóc khi tôm con nhỏ. Ao ươm có thể từ ao đất hoặc quây lưới mắt nhỏ, Ao ươm có diện tích phụ thuộc vào giống trong ao nuôi để thiết kế phù hợp.
    • Độ sâu ao ươm bằng với độ sâu ao nuôi, là hình chữ nhật có độ dài gấp 3 lần chiều rộng
    • Ao ươm phải được thiết kế cổng thuận tiện qua ao nuôi.
thiet-ke-xay-dung-ao-nuoi
Thiết kế xây dựng ao nuôi

Cải tảo ao nuôi tôm

Đây là một trong những quy trình quan trọng nó gây ảnh hưởng đến trực tiếp về sản lượng cũng như năng suất của tôm. Dưới đây là hai hình thức cải tảo ao mới xây dựng và ao đã qua sử dụng:

Cải tảo ao đã qua sử dụng

Quy trình cải tảo ao đã qua sử dụng gồm những bước dưới đây:

  • Sau khi ao nuôi thu hoạch, cần xã hết sạch nước cũ trong ao.
  • Tiến hành nạo vét đưa hết chất lắng hưu cơ ra khỏi ao nuôi.
  • Tiếp tục tiến hành bón vôn, cày lật ( nếu có điều kiện).
  • Phơi đáy ao khoảng từ 10 -15 ngày cho các chất hữu cơ, chất độc và sinh vật gây bệnh bị phân hủy hết.
  • Trường hợp đặc biệt ao không tháo hết nước được thì có thể dùng phương pháp cải tảo ướt
    • Dùng bơm để sục đáy ao và tháo tẩy rửa các chất thải sau đó bón vôn.
    • Cải tảo ao xong đưa nước vào để gây màu.
  • Lưu ý với ao có độ phèn cao thì không nên phơi nắng khi cải tạo để tránh xì phèn.

Cải tảo ao mới xây dựng

  • Khi ao mới hoàn tất thi công, cần phải được ngâm nước 2 – 3 ngày.
  • Sau khi ngâm xong xã kiệt nước để rửa ảo, nên thực hiện rửa ao 2 đến 3 lần.
  • Tiếp tục bón vôi để cải tạo đáy, lượng vôi phụ thuộc vào độ pH của đất.
    • nếu pH từ 6 – 7: 300 -600kg/ha ( 10 – 20kg / xào).
    • pH từ 4,5 – 6: 600 -1000kg/ha ( 20 – 35kg / xào).
  • Loại vôi dùng cai tao ao nuoi là loại vôi bột CaCO3, vôi tôi Ca(OH)2 hai loại vôi này có tác dụng diệt khuẩn cao. Khi chuyển qua quá trình nuôi để điều chỉnh pH nên dùng Vôi đen, bột đá.
  • Sau khi rải vôi phơi ao từ 7 – 10 ngày rồi đưa nước qua lưới lọc. ngoài ra có thể cày lật úp mặt đáy sau khi rải vôi, vôi sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều với đất và đáy ao khả năng khử chua đối với đáy ao.

Bón phân gây màu cho ao nuôi tôm

  • Ao nuôi cần được bón phân gây màu nước, giúp thực vật phù du phát triển tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Đồng thơi sẽ hạn chế được sự phát triển của các loài tảo như tảo đáy, tảo oxy và hấp thụ các chất độc sinh ra từ thức ăn dư, chất thải của tôm.
  • Những loại phân bón dùng để gây màu gồm những loại sau:
    • Phân bón hữu cơ: Phân chuồng, bò, gà… những loại này khi bón cần phải ủ mục.
    • Phân vô cơ: NPK 0,2kg/100m2 + urê 0,2kg/100m2. nên bón phân này vào lúc 9 – 10h sáng. Liều lượng có thể chia đều ra 2 – 3 ngày bón.
  • Sau 2 đến 3 ngày bạn sẽ thấy sinh vật phù du phát triển, độ nước trong đạt 40 -50cm. Có màu xanh chuối hoặc và nâu là đạt điều kiện chuẩn tốt cho việc thả tôm.

Hóa chất nhà nông đồng hành cùng bà con với tiêu chí luôn chia sẻ và học hỏi, hãy cùng HCNN tìm hiểu thêm kiến thức nuôi tôm nhé

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận