Dấu hiệu tôm bị bệnh gan và phương pháp phòng trị bệnh

Bệnh gan trên tôm luôn là tiêu điểm được người nuôi quan tâm trong suốt quá trình nuôi tôm. Gan trên tôm khỏe giúp tôm sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay loại bệnh gan trên tôm đang ngày càng phổ biến đặc biệt trong các giai đoạn nuôi 10 ngày đến 30 ngày tuổi. Vậy phương pháp phòng và điều trị bệnh gan trên tôm là gì? Dưới đây là phương pháp phòng và trị bệnh gan tụy ở tôm, bà con có thể tham khảo để ứng dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm là do đâu?

  • Trong ao có Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bị tấn công bởi một loại virus gọi là Phage làm vi khuẩn tạo ra môi trường độc tố cực mạnh. Độc tố này phá hủy các mô tế bào, gây rối loại chức năng cơ quan tiêu hóa và gan tụy trên tôm. Vi khuẩn Vibro parahaemolyticus xâm nhập cơ thể của tôm qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột tôm.
  • Nhiệt độ môi trường nuôi tăng cao kích hoạt các phản ứng hóa học ở tầng dưới đáy ao gây ra khí độc H2S04, khi đó trong nước có thể sản sinh ra virus gây bệnh vàng gan và bệnh gan tụy ở tôm.
  • Tảo độc phát triển mạnh trong ao nuôi, tiết ra những độc tố gây ra bệnh hoại tử gan tụy.
  • Môi trường ao nuôi không tốt, tồn dư nhiều chất hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, xâm nhập hệ thống gan của tôm gậy bệnh cho tôm.

Dấu hiệu tôm bị bệnh gan

Dưới đây là một số dấu hiệu có thể quan sát bằng mắt thường:

  • Gan trên tôm bị nhũn dễ vỡ, có màu vàng nhạt. Khi tách gan tôm ra khỏi đầu tôm, gan sẽ vỡ vụn, chất dịch chảy ra, không còn được nguyên vẹn như ban đầu.
  • Tôm bị teo gan, gan trên tôm có dấu hiệu nhỏ lại, xuất hiện màu đen và gan tôm bị teo, không vỡ và còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn qua lăn lại thì thấy gan tôm dai như cao su. Tôm chết rải rác, số tôm chưa nhiễm bệnh vẫn phát triển bình thường.
  • Tôm bị hoại tử gan cấp tính sẽ có dấu hiệu gan đổi sang màu nhạt đến trắng, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn.
Teo gan trên tôm

Cách phòng bệnh gan trên tôm

Do cấu tạo của tôm mà tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu nên khi tôm bị bệnh gan tụy thì việc điều trị tương đối khó khăn. Chính vì thế, người nuôi cần có các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ ban đầu.

  • Lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh
  • Mật độ thả tôm giống không quá dày, sau đây là mật độ nên thả:
    • Ao sâu trên 1,2 m đối với mô hình thâm canh thì nên thả với mật độ từ 45 – 60 con/ m².
    • Trong trường hợp thả tôm với mật độ cao, ao sâu trên 1,4 m trở lên đối với hình thức nuôi siêu thâm canh thì có thể nuôi tôm ở mật độ cao từ 200 – 250 con/ m².
    • Ao sâu dưới 1m đối với mô hình nuôi bán thâm canh thì nên thả mật độ từ 10 – 15 con/ m².
  • Giữ ổn định nồng độ pH tốt nhất là từ 7,5 đến 8,5.
  • Độ kiềm cần đạt đối với tôm sú 80 ppm đến 120 ppm, tôm thẻ từ 120 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối mùa vụ.
  • Duy trì hàm lượng Oxy cần thiết cho ao nuôi: đối với tôm sú > 4mg/l, tôm thẻ > 6mg/l.
  • Định kỳ 5-7 ngày cho ăn kháng sinh Cefotaxime ngày (2 cữ ăn trong ngày), liều dùng: 2-3g/1kg thức ăn, trộn đều vào thức ăn khoảng 30 phút rồi cho tôm ăn.
  • Dùng các loại men diệt tảo đánh vào ao định kỳ 5-7 ngày/lần.

Cách điều trị bệnh gan trên tôm

Khi phát hiện tôm có dấu hiệu sưng gan, teo gan, hoại tử gan, tôm yếu cũng như sự cố tôm tấp bờ, nhiễm khuẩn cần phải tích cực điều trị và tăng hệ miễn dịch cho tôm như sau:

  • Giải quyết môi trường sinh thái tốt hơn, tăng cường thay nước, ổn định PH, kiềm tăng cường oxy.
  • Sử dụng men vi sinh khử độc tố, lọc nước cải thiện môi trường ao nuôi như  Aquatic life để xử lý môi trường ao nuôi.
  • Kết hợp cho ăn với các loại kháng sinh thủy sản như Cefotaxime, Gentamicin, Doxycyline.. bà con có thể tham khảo thêm về các sản phẩm tại đây.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận