Ý nghĩa của việc ương vèo tôm:
– Hạn chế được các rủi ro thường gặp ở giai đoạn đầu nuôi tôm thương phẩm (sốc môi trường, dịch bệnh, địch hại, tôm giống yếu…).
– Tăng tỷ lệ sống của tôm (thuần dưỡng thành tôm PL lớn, tôm đã thích nghi với điều kiện nuôi thực tế…).
– Rút ngắn thời gian ở giai đoạn nuôi thịt nên sẽ giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước ao nuôi cũng như giảm thiểu được việc thay nước.
– Với cỡ tôm giống lớn, khi nuôi thịt sẽ giúp quản lý tốt thức ăn, kiểm soát tốt tăng trưởng & tỉ lệ sống của tôm của tôm.
– Chủ động sản xuất được nhiều vụ nuôi tôm thương phẩm trong năm, với kế hoạch sản xuất được thực hiện đảm bảo chắc chắn hơn.
– Được xem như một giai đoạn cách ly trong quy trình nuôi thương phẩm, nhằm giảm thiểu các chi phí không cần thiết (cải tạo ao, xử lý nước, thức ăn…) trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Một số mô hình nuôi tôm nhiều giai đoạn:
– Giai đoạn 1: tôm thường được ương trong ao hay bể vèo có diện tích nhỏ từ 100 – 500 m2, mật độ tôm PL từ 1.000 – 3.000 con/m2 với thời gian 20 – 30 ngày.
-Giai đoạn 2: tôm giống thu hoạch sẽ được chuyển sang các ao hay bể nuôi thịt ở liền kề có diện tích lớn hơn từ 500 – 3.000 m2 với mật độ nuôi từ 200 – 300 con/m2, nuôi đến khi thu hoạch.
Trong mô hình Biosipec:
– Giai đoạn ương 1: mật độ tôm PL rất cao từ 6.000 – 12.000 con/m2, thời gian ương vèo là 4 tuần.
– Giai đoạn ương 2: mật độ tôm giảm xuống còn 500 – 700 con/m2, thời gian nuôi là 6 tuần,
– Giai đoạn nuôi thịt 3: mật độ 150 – 250 con/m2, nuôi đến thu hoạch.
Một số lưu ý trong nuôi tôm nhiều giai đoạn:
– Hệ thống ương nuôi phải hoàn chỉnh (ao ương, ao nuôi thịt, hệ thống nhà kín, nhà lưới, hệ thống ao xử lý, nước cấp…) và cơ sở vật chất kỹ thuật phải được trang bị đầy đủ (có hệ thống điện 3 pha và máy phát điện dự phòng, hệ thống quạt, oxy đáy, hệ thống xi-phông…).
– Nhân lực cần có trình độ quản lý cao, am hiểu kỹ thuật nuôi và sử dụng thành thạo các thiết bị đo đạc kiểm tra để kiểm soát tốt môi trường, mầm bệnh…Phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn vật tư đầu vào như con giống, thức ăn, chế phẩm vi sinh…
– Trong giai đoạn ương, cần phải tăng cường sự quản lý, chăm sóc tôm nuôi, theo dõi các yếu tố môi trường trong ao (ôxy hòa tan, pH, nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn…) thường xuyên để kịp thời điều chỉnh xử lý hiệu quả. Theo dõi khả năng bắt mồi của của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Bên cạnh sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và trình độ quản lý, người nuôi cũng cần quan tâm lựa chọn thức ăn phù hợp cho giai đoạn ương dưỡng. Bởi giai đoạn này là một thời điểm rất quan trọng trong đời sống của tôm khi chúng vừa chuyển từ trại giống sang giai đoạn nuôi thương phẩm.
Hơn nữa, ở giai đoạn này việc kiểm soát các yếu tố như an toàn sinh học, điều kiện môi trường hoặc dinh dưỡng sẽ được phát huy tối ưu. Do đó, bằng việc cung cấp chế độ ăn có khả năng tiêu hóa tốt và độ ổn định trong nước cao là thực sự cần thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng của tôm mà không có tác động tiêu cực tới chất lượng nước.
Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET