Độ đạm trong thức ăn tôm có phải quan trọng nhất?

Người nuôi luôn tìm hiểu và lượng chọn các loại thức ăn phù hợp nhất cho tôm trong ao của mình. Xu hướng chọn độ đạm luôn đặt lên hàng đầu, nhưng liệu độ đạm có phải là thành phần chiếm ưu thế cao nhất so với các thành phần còn lại hay không?

dam_1703472209
Đạm là thành phần chính trong thức ăn cho tôm

Các thành phần chính có trong thức ăn cho tôm

Đạm (Protein)

Đạm là nguồn năng lượng chính trong thành phần dinh dưỡng của tôm. Ở từng loại tôm, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác.

Lipid

Lipid tham gia cấu tạo nên màng tế bào cơ thể tôm, giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K, hydrocarbon; có khả năng hoạt hóa enzym và là thành phần chính của nhiều steroid hormon. Thường trong thức ăn thủy sản hàm lượng lipid chiếm 10 – 25%.

Chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng, nó là chất nền cho vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn chứa một lượng nước nhất định có tác dụng duy trì dịch ruột và tăng quá trình hấp thu dưỡng chất.

Vitamin

Đối với tôm nuôi, vitamin có giá trị dinh dưỡng rõ rệt, nhất là vitamin C giúp giảm sốc và tăng sức đề kháng. Thiếu vitamin C gây nên bệnh chết đen ở tôm. Hầu hết tôm cá đều không có khả năng tổng hợp vitamin C mà hấp thu chủ yếu từ thức ăn.

Khoáng chất

Tôm có nhu cầu khoáng đa lượng (chủ yếu là calci, phosphor) cao hơn một số động vật thủy sản nuôi khác do thường xuyên thực hiện quá trình lột xác. Trong thực tế, tôm có thể hấp thu trực tiếp khoáng qua mang từ môi trường nước, nên nhu cầu khoáng cho tôm phụ thuộc vào khoáng môi trường sống của tôm.

Tầm quan trọng của độ đạm trong thức ăn cho tôm

Mục tiêu sử dụng đạm trong thức ăn phải đáp ứng hiệu quả và thoả mãn tiêu chí phục vụ cho hoạt động duy trì, tăng trưởng tốt nhất cho tôm, thông qua tiêu hoá tối đa, hấp thu tốt nhất và chuyển hoá triệt để.

thuc-an-tom_17034719745987116063173516725Thức ăn tôm được chia ra theo nhiều số với kích cỡ và lượng đạm khác nhau

Sử dụng đạm hợp lý, tôm sẽ tăng trưởng nhanh, khoẻ mạnh, môi trường sạch…và ngược lại. Lượng đạm trong thức ăn, khi tôm hấp thu vào cơ thể ở mức độ tốt nhất liên quan hàm lượng thức ăn, lượng ăn mà tôm ăn hàng ngày.

Ở từng loại tôm, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác. Đối với tôm thẻ chân trắng, nhu cầu protein chiếm khoảng 30 – 35% và thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của tôm. Cụ thể, từ khi thả nuôi đến cỡ 3 g/con, sử dụng thức ăn có protein dưới 40%; từ 3 – 8 g, thức ăn có protein khoảng 38%; từ 8 g đến xuất bán sử dụng thức ăn có protein từ 35 – 38%. 

Đối với tôm sú, từ khi thả đến tôm đạt cỡ 5 g, thức ăn cần hàm lượng protein dưới 45%; khoảng 5 – 10 g/con, thức ăn cần hàm lượng protein từ 42 – 45%; từ 10 g đến khi thu hoạch dùng thức ăn chứa 40 – 42% protein.

Theo nhu cầu sinh học dinh dưỡng tôm thẻ chân trắng, được khuyến cáo hàm lượng đạm dùng để nuôi phù hợp nhất trong thức ăn công nghiệp ở mức 38 %.

Chất lượng đạm và khả năng hấp thu của chúng

Cần phân biệt rõ đạm dễ tiêu hóa và đạm khó tiêu hóa. Một số loại thức ăn có độ đạm cao nhưng thực tế lượng đạm dễ hấp thu lại không nhiều. Đạm (protein) là các chuỗi dài khoảng từ vài chục đến vài ngàn acid amin nối với nhau bằng liên kết peptide.

Những protein mạch ngắn sẽ dễ hấp thu hơn các protein mạch dài. Có nhiều phương pháp để cắt các mạch peptide giúp protein về dạng dễ tiêu hóa hơn, ví dụ như thủy phân. Ngoài ra, nguồn gốc của đạm cũng liên quan đến khả năng hấp thu và tiêu hóa của tôm.

Cung cấp đúng độ đạm cho từng giai đoạn nuôi

Ở từng giai đoạn khác nhau, nhu cầu đạm của tôm cũng khác nhau. Tôm nhỏ có nhu cầu đạm cao hơn tôm lớn. Vì vậy, trong các loại thức ăn, nhà sản xuất sẽ phân chia theo kích cỡ kèm với lượng đạm phù hợp. Thức ăn tôm nhỏ sẽ có độ đạm cao hơn thức ăn tôm lớn.

tom-the_17034720078461587266725219376Tôm được đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ phát triển tốt

Tuy nhiên, không phải lúc nào bổ sung thức ăn đạm cao cũng là tốt. Bởi vì khả năng hấp thu đạm của tôm khá hạn chế, nên nếu lạm dụng thức ăn đạm cao sẽ gây ra nhiều hệ lụy bao gồm sức khỏe đường ruột của tôm và môi trường nước ao nuôi.

Người nuôi nên sử dụng các loại thức ăn có độ đạm từ khoãng 36 – 38% rồi bổ sung thêm các loại đạm dễ hấp thu tùy thích. Lựa chọn những dạng như đạm thủy phân hoặc acid amin sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đạt sản lượng cao.

Đăng ngày 25/12/2023
Mây
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận