EU “gạch bỏ” cá trích khỏi hệ thống nhập khẩu ATQ

Hội đồng Nghề cá châu Âu đã gặp mặt để bàn bạc về việc quản lý và chia sẻ hạn ngạch. Dường như EU đang bắt đầu cơ cấu đòn bẩy tiếp cận thị trường đối với các quốc gia thiết lập hạn ngạch đơn phương (thiết lập hạn ngạch không cần tham vấn hay thảo luận với các quốc gia khác).

Cá trích bị “loại khỏi cuộc chơi”

EU đã công bố dự thảo đề xuất về hệ thống Hạn ngạch thuế quan tự trị (autonomous tariff quotas – ATQ) 2024 – 2025 đối với thủy sản nhập khẩu, trong đó không có hạn ngạch cho các sản phẩm cá trích. 

ca-trich9527003066287049038

Khai thác cá trích ở Đại Tây Dương. Ảnh: David Doubilet/Getty Images

Theo hệ thống ATQ hiện hành (sẽ hết hiệu lực ngày 31/12/2023), tất cả các sản phẩm thủy sản tiêu dùng phổ biến như cá ngừ, cá minh thái, cá tuyết hake, tôm, cá tuyết cod, cá bơn, cá trích được cấp hạn ngạch xuất khẩu sang các quốc gia phi EU và được giảm hoặc miễn 100% thuế hải quan. Trong đó 10.000 tấn sản phẩm cá trích xuất sang EU hàng năm được áp thuế 0%; 5.000 tấn cá trích thái lát, ướp sốt, ủ muối… phục vụ chế biến chịu thuế 10%. Tuy nhiên, dự thảo mới (dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2024 – 31/12/2024) không nhắc đến bất kỳ sản phẩm cá trích nào. Theo cổng thông tin thương mại của Undercurrent News, Na Uy là nguồn cung cá trích đơn lẻ lớn nhất cho EU, theo sau là Ai Len và Anh. 

EU cơ cấu lại đòn bẩy thị trường

Nghề cá châu Âu đã bày tỏ những lo lắng liên quan tới việc Quần đảo Faroe tiếp tục thiết lập hạn ngạch đơn phương đối với cá thu. Theo đó, Faroe vẫn cho phép tàu thuyền Nga vận chuyển tự do với Quần đảo này.

EU, Anh, Na Uy và một số quốc gia khu vực phía đông bắc Đại Tây Dương đã có mâu thuẫn nhiều năm trong việc thống nhất chia sẻ hạn ngạch các loài cá sống ở tầng nổi. Các buổi tọa đàm đã được tái thiết lập vào ngày 18/9, tại đây nghề cá EU nhấn mạnh cần ưu tiên bàn bạc về việc chia sẻ hạn ngạch cá thu. Tổ chức Nghề cá Europêche (đại diện cho hơn 45.000 tàu cá lớn nhỏ, 80.000 ngư dân và 16 tổ chức thành viên từ 10 quốc gia châu Âu) và Các tổ chức Chế biến cá châu Âu (EAPO) kêu gọi: sau các buổi tọa đàm cần đưa những tuyên bố chính thức nhằm đảm bảo sự gắn kết và tin tưởng lẫn nhau trong việc quản lý bền vững nguồn cá tầng nổi.

Đầu năm nay, Anh và Na Uy đã đạt được thỏa thuận song phương 2023 liên quan đến cá thu. Na Uy thiết lập hạn ngạch 249.870 tấn, Anh đưa hạn ngạch 210.814 tấn, các quốc gia có biển như Anh, EU, Quần đảo Faroe, Greenland, Ai Len và Na Uy đã đồng thuận không khai thác quá 782.066 tấn, phù hợp với quy định của Hội đồng Quốc tế về Thăm dò Đại dương.

Với góc nhìn của EAPO về ATQ 2024 – 2025, đây là tín hiệu tích cực của Ủy ban châu Âu trong việc sử dụng công cụ tiếp cận thị trường, nhằm đạt được sự quản lý bền vững đối với các loài thủy sản sống ở tầng nước mặt phía đông bắc Đại Tây Dương. Ngày 18/9, Ủy ban Nghề cá châu Âu đã gặp mặt để họp bàn chuẩn bị cho buổi làm việc hàng năm với Anh, Na Uy và các quốc gia có biển về cơ hội nghề cá năm 2024.

>> ATQ (autonomous tariff quotas) là hệ thống Hạn ngạch thuế quan tự trị, được Liên minh châu Âu thiết lập 3 năm một lần đối với một số loài cá hoặc sản phẩm từ cá nhất định. ATQ quy định rõ hạn ngạch của từng sản phẩm được nhập khẩu vào EU với tiền thuế được cắt giảm. Đôi khi EU không đủ sản lượng tự cung để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa. Do đó, hạn ngạch này nhằm tăng nguồn cung nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp chế biến EU.

An Vy

(Theo Undercurrentnews)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận