Hỗ trợ tiêu hóa tôm cá nên chọn Probiotic hay enzyme?

Khi xem xét việc cải thiện tiêu hóa cho tôm cá, Probiotic và Enzyme đang trở thành hai lựa chọn phổ biến. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp người nuôi đưa ra sự lựa chọn phù hợp, mang lại hiệu quả cải thiện tiêu hóa và sức kháng của tôm, đồng thời giảm bớt tác động tiêu cực đối với môi trường.

men_1696415627-1
Xem xét việc cải thiện tiêu hóa cho tôm cá, Probiotic và Enzyme đang trở thành hai lựa chọn phổ biến

Probiotic (Men vi sinh) – Lợi khuẩn cho đường ruột khỏe mạnh 

Men vi sinh (còn được gọi là probiotics) là các vi sinh vật sống, chủ yếu là các vi khuẩn và khi chúng được bổ sung vào chế độ ăn, chúng có khả năng tồn tại và phát triển trong cơ thể của vật nuôi. Điều này có nghĩa là khi chúng ta cung cấp một lượng đủ men vi sinh có lợi, chúng có khả năng sinh sống và thực hiện các nhiệm vụ có lợi trong đường tiêu hóa và môi trường bên trong cơ thể của tôm cá. Chúng có khả năng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột, và cải thiện sức khỏe tổng thể bằng cách duy trì sự cân bằng sinh học trong cơ thể. 

Men vi sinh có hai hình thức chính: dạng nước và dạng bột (hoặc viên). Thường thì dạng bột có mật độ vi khuẩn có lợi cao hơn so với dạng nước. 

Về loại men vi sinh, chúng có hai mục tiêu cụ thể trong ngành thủy sản:

Men vi sinh dùng để xử lý môi trường: Loại men này thường chứa vi khuẩn chủ yếu thuộc về loài Bacillus sp. Chúng được sử dụng để cải thiện môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp phân hủy các chất thải hữu cơ và duy trì sự cân bằng vi khuẩn trong nước.

Men vi sinh trộn vào thức ăn: Loại men này thường chứa vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus. Chúng được trộn vào thức ăn để cung cấp các vi khuẩn có lợi trực tiếp cho vật nuôi qua thức ăn, giúp cải thiện tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của cá thể. 

Cơ chế hoạt động của probiotic trong quá trình hỗ trợ tiêu hóa 

Cơ chế hoạt động của probiotics trong việc hỗ trợ tiêu hóa của vật nuôi như tôm cá, vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng có một số cơ chế mô tả dưới đây: 

Loại bỏ mầm bệnh có hại: Probiotics có thể thải ra các mầm bệnh có hại sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa của vật chủ. Chúng cạnh tranh với các mầm bệnh này để giành vị trí gắn kết, chất dinh dưỡng hoặc năng lượng, làm cho mầm bệnh thiếu điều kiện để tồn tại. 

Sản xuất chất ức chế: Probiotics có khả năng tạo ra các chất ức chế có thể ức chế sự phát triển của mầm bệnh. Các chất này có thể bao gồm hydrogen peroxide và bacteriocins, có tác dụng kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây bệnh.

Cạnh tranh về chất dinh dưỡng: Probiotics cạnh tranh với mầm bệnh về chất dinh dưỡng. Chúng cản trở việc hấp thụ dinh dưỡng bởi mầm bệnh, làm giảm lượng chất dinh dưỡng có sẵn cho mầm bệnh và tạo điều kiện thiếu dinh dưỡng cho chúng.

Kích thích hệ miễn dịch: Một số probiotics có khả năng tương tác với hệ miễn dịch của vật nuôi. Chúng có thể kích thích sự phản ứng miễn dịch bằng cách tăng sản xuất kháng thể, kích hoạt các tế bào miễn dịch như tế bào T và sản xuất interferon. Điều này giúp tăng cường khả năng chống lại các bệnh tật và môi trường có thể gây căng thẳng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cơ chế hoạt động của probiotics có thể thay đổi tùy thuộc vào loại probiotics cụ thể và mục tiêu sử dụng của chúng trong ngành thủy sản. Các nghiên cứu về cơ chế này đang tiếp tục để hiểu rõ hơn và tối ưu hóa việc sử dụng probiotics trong nuôi trồng thủy sản.

Enzyme (Men tiêu hóa) – Chất xúc tác sinh học 

Enzyme là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Nó là các protein xúc tác các phản ứng hóa học làm cho tốc độ phản ứng diễn ra nhanh hơn chứ không phải biến đổi phản ứng đó. Enzyme có khả năng làm bất hoạt các chất kháng dinh dưỡng và chuyển đổi protein thực vật phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản, dễ dàng hấp thụ.

Ngoài ra, để giảm bệnh tật trong nuôi trồng thủy sản và tăng cường sức khỏe của tôm cá, một số sản phẩm enzyme được sử dụng để cải thiện sức khỏe đường ruột và ức chế vi khuẩn có hại. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát và giảm sử dụng kháng sinh, cải thiện môi trường, và đảm bảo an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản.

Cơ chế hoạt động của enzyme trong quá trình hỗ trợ tiêu hóa

Dưới đây là cơ chế hoạt động cơ bản của enzyme trong quá trình hỗ trợ tiêu hóa:

co-cau-hoat-dong_16964154158270162228866471367Enzyme hỗ trợ tiêu hóa thức ăn của cá

Ở bước đầu tiên khi tôm ăn thức ăn, thức ăn này trải qua quá trình tiền tiêu hóa trong dạ dày của vật nuôi. Trong dạ dày, các điều kiện môi trường như độ pH có thể được điều chỉnh để tạo điều kiện lý tưởng cho hoạt động của các enzyme cụ thể.

Sau đó, thức ăn tiếp tục di chuyển vào ruột tôm, nơi một loạt các enzyme được sản xuất và tiết ra để tiếp tục quá trình tiêu hóa. 

Protease: Enzyme protease có nhiệm vụ phân giải protein trong thức ăn thành các axit amin. Điều này giúp vật nuôi hấp thụ và sử dụng protein để xây dựng và duy trì cơ thể của nó.

Amylase: Amylase là enzyme giúp tách tinh bột thành đường đơn, chẳng hạn như glucose, để cung cấp năng lượng cho vật nuôi. 

Lipase: Lipase là enzyme chuyên phá vỡ dầu và mỡ trong thức ăn thành các axit béo và glycerol, giúp tôm hấp thụ chất béo cho nhu cầu năng lượng và cấu trúc tế bào. 

Enzyme khác: Ngoài ra, có thể có các enzyme khác như phytase để giải phóng phốt pho từ axit phytic trong thức ăn, làm tăng sự hấp thụ của khoáng chất. 

Những enzyme này giúp tách các thành phần thức ăn phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản và dễ tiêu hóa hơn, làm cho tôm có thể sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tăng trưởng. Enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của tôm cá và đảm bảo rằng chất dinh dưỡng trong thức ăn được tận dụng một cách hiệu quả 

Nên chọn sử dụng probiotic hay emzyme? 

Từ trước đến nay, có thể mọi người đã lầm tưởng Probiotic trong đường ruột sẽ sản sinh ra Enzyme hỗ trợ quá trình tiêu hóa nên chỉ cần bổ sung enzyme là đủ bởi chúng có hiệu quả tức thời sau khi bổ sung enzyme vào thức ăn của vật nuôi trong khi bổ sung probiotic thì cần thời gian để các vi sinh vật thích nghi và gia tăng số lượng sau đó mới sản sinh ra enzyme cung cấp cho quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên để tạo nên tác dụng toàn diện và vượt trôi, người nuôi cần bổ sung cả Enzyme và Probiotic bởi giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ. 

Theo tài liệu nghiên cứu của nhà khoa học Người Anh – Laura Payling về hiệu quả kết hợp giữa Protease (Enzyme thủy phân Protein) và vi sinh vật (Probiotic).

bieu-do_16964154971237613080660944767Hệ quả kết hợp giữa Protease (Enzyme thủy phân Protein) và vi sinh vật (Probiotic)

Trong đó:

Control Degestibility = Kiểm soát khả năng tiêu hóa (Không bổ sung Protease và vi sinh vật)

DFM effect = Hiệu quả bổ sung vi sinh vật trực tiếp (Qua đường ăn hoặc uống)

Protease effect = Hiệu quả từ Protease 

Combination effect = Hiệu quả kết hợp

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp enzyme protease và vi sinh vật trong khẩu phần ăn có khả năng tăng cường quá trình tiêu hóa protein hơn nhiều so với việc sử dụng protease và vi sinh vật một cách riêng lẻ. Điều này là một ví dụ rõ ràng về hiệu quả của việc kết hợp probiotic và enzyme. 

Sự kết hợp này giúp nâng cao sức khỏe đường ruột của vật nuôi, cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, và kích thích tăng trọng. Đồng thời, nó cũng giảm thiểu thải khí NH3 ra môi trường, loại bỏ mùi hôi, và giảm ô nhiễm trong môi trường nưới ao nuôi. 

Tóm lại, việc kết hợp cả và trong chế độ ăn của vật nuôi là một sự kết hợp mang lại nhiều bước tiến mới trong giảm thiểu bệnh về đường tiêu hóa của vật nuôi trong thủy sản. Probiotic giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh và cải thiện sức kháng, trong khi Enzyme cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Sự kết hợp này tạo ra hiệu quả tổng hợp, giúp vật nuôi phát triển tốt hơn và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Đăng ngày 04/10/2023
Anyn
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận