Kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải chuỗi cá tra

Ngày 5/10/2023, tại thành phố Cần Thơ, Cục Thủy sản phối hợp với Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững và Hiệp hội cá Tra Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác công tư trong chế biến Thủy sản – Kinh tế tuần hoàn.

ca-tra_2_1697010909
Ngành cá tra thời gian qua tuy phát triển nhưng thiếu ổn định. Ảnh: Hóa chất nhà nông

Qua đây, nhằm giảm phát thải chuỗi cá Tra Việt Nam”, đặt ra những vấn đề thời sự cho việc phát triển sản phẩm chiến lược này. Nghiên cứu của TS. Huỳnh Văn Hiền ở Trường Thủy sản (Đại học Cần Thơ) phân tích nhiều khía cạnh, xin giới thiệu sau đây.

Tính cấp thiết

Theo TS. Huỳnh Văn Hiền, ngành cá tra thời gian qua tuy phát triển nhưng thiếu ổn định. Trong những năm khó khăn như năm 2020 thì chỉ 25% số cơ sở nuôi thu được lợi nhuận. Bối cảnh chung đang đòi hỏi nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm và đây là vấn đề đã đặt ra để giải quyết trong toàn cầu. Yêu cầu giảm phát thải các-bon là mục tiêu toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, được nhắc đến tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liệp quốc năm 2015 (COP21) và Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liệp quốc năm năm 2021 (COP26).

Các nghiên cứu về chuỗi giá trị cá tra trong 5 năm qua cho thấy, cá tra hàng năm xuất khẩu trên 90% nhưng phân phối lợi nhuận chưa hợp lý, thường các nhà nhập khẩu có lợi nhuận tốt hơn nuôi và chế biến xuất khẩu. Từ khía cạnh chuỗi giá trị thì tính toán lượng phát thải trong toàn chuỗi là vấn đề được đặt ra và quá trình sản xuất từng khâu sẽ ứng dụng kinh tế tuần hoàn như thế nào?

Ở nước ta, Chính phủ đã có nhiều quyết định thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đó là Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Chiến lược đó sẽ giúp cải thiện tình trạng môi trường, tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro cho con người và cho môi trường. Vấn đề cấp thiết cần quan tâm của ngành cá tra nước ta là cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.

Kết quả nghiên cứu

TS. Huỳnh Văn Hiền và các cộng sự đã chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng ở Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ, các địa phương chiếm hơn 80% diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL.

Cơ cấu mẫu theo từng tác nhân trong chuỗi: Tổng quan sát 351 điểm, gồm cơ sở nuôi 271 điểm, sản xuất giống 10 điểm, ương giống 20 điểm, đại lý thức ăn/thuốc thủy sản 20 điểm, nhà máy chế biến cá tra 15 điểm, cán bộ quản lý và chuyên gia 15 điểm.

Kết quả nghiên cứu. Hiện trạng và hiệu quả các hình thức sản xuất như sau:

Diễn giải

Riêng lẻ

(n1=105)

HTX (n2=26)Vùng nuôi của NMCB (n3=76)Nuôi gia công (n4=64)

Chung

(N=271)

Diện tích nuôi (ha)1.3a1.8ab7.7c9.2d5.0
Mật độ (con/m2)59.555.164.869.262.2
Hệ số FCR1.551.551.561.571.56
Năng suất thu hoạch (tấn/ha/vụ)447a406b482ac517cd463.0
Tổng chi phí (tỷ/ha/vụ)9.4a8.6ab10.2ac10.9cd9.8
Giá thành (1.000 đồng/kg)21.021.221.221.121.1
Giá bán (1.000 đồng/kg)24.124.624.524.824.5
Lợi nhuận (1.000 đồng/kg)3.13.43.33.73.4
Lợi nhuận (tỷ/ha/vụ)1.391.381.591.911.57
Tỷ suất lợi nhuận (%)14.815.615.617.115.8

Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính theo các loại hình sản xuất như sau:

Ghi chú: (***) là thống kê ở mức 5%, sử dụng kiểm định ANOVA Duncan

Diễn giảiTổng CP (tỷ/ha/vụ)Giá thành (1.000 đồng/kg)Giá bán (1.000 đồng/kg)Lợi nhuận (1.000 đồng/kg)Tỷ suất LN (%)
Riêng lẻ (n1=105)9.4***21.024.13.114.8
HTX (n2=26)8.6***21.224.63.415.6
Vùng nuôi của NMCB (n3=76)10.2***21.224.53.315.6
Nuôi gia công (n4=64)10.9***21.124.83.717.1
Chưa chứng nhận (n1=191)9.821.1***24.33.315.6
VietGAP (n2=40)10.1020.9***24.83.918.7
ASC (n3=20)10.721.5***24.63.114.4
Global GAP (n4=20)9.521.4***24.42.913.6
Chung (N=271)9.821.124.53.415.8

So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa hình thức nuôi cá tra chưa chứng nhận và chứng nhận như sau:

Ghi chú: (***) là thống kê ở mức 5%, sử dụng kiểm định T test

Yếu tốChưa chứng nhậnChứng nhậnTổng chung
Hiệu quả kỹ thuật (TE)0.65***0.77***0.69
Năng suất thực tế (tấn/ha/vụ)466476469
Năng suất có thể đạt cao nhất (tấn/ha/vụ)762***659***731
Năng suất mất đi do kém hiệu quả (tấn/ha/vụ)295***183***262
Phân nhóm TE (%)
<0.531.911.325.8
Từ 0.5-<0.725.720.0
Từ 0.7-0.9

29.3

35.031.0
>0.913.133.819.2

Vấn đề cần quan tâm 

Kết quả so sánh hiệu quả kỹ thuật giữa hình thức nuôi cá tra chưa chứng nhận và chứng nhận qua nghiên cứu, đặt ra vấn đề cần quan tâm để cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất. Đó là:

Cần tập huấn kỹ thuật ứng dụng kỹ thuật mới (công nghệ mới) đúng nghĩa. Về tỷ lệ diện tích ao lắng, thực tế mới có tính chất cải thiện chất lượng nước khi thải ra môi trường chứ chưa thật sự hiệu quả trong kinh tế tuần hoàn (trước đây sử dụng nước sản xuất lúa, cây ăn trái, màu … với lượng nước quá lớn). Quy mô ao nuôi cần hướng tới ứng dụng công nghệ cao, có quy mô phù hợp đảm bảo tính hiệu quả. Về thời gian nuôi cần cải thiện tốc độ tăng trưởng để nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Ở góc độ phát thải và kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn và phát thải theo hướng chuỗi sản xuất: Đầu vào (chú trọng con giống: cải thiện tỷ lệ sống khâu ương và chất lượng con giống); Khâu nuôi (cải thiện chi phí trong mô hình tuần hoàn); Khâu chế biến (cơ bản tốt) nhưng cần chú trọng mô hình liên kết ngoài mô hình khép kín trong chuỗi của công ty.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn So và Lê Anh Tuấn vào năm 2020 thì thấy, phát thải CO2 trong nuôi cá tra tại Hậu Giang trung bình là 60,95 tấn/ha/năm. Vấn đề rất đáng quan tâm, nhất là với hệ số FCR = 1,55 thì việc xử lý bùn đáy và lượng phát thải từ thức ăn như thế nào? Nội tại từng tác nhân trong toàn chuỗi hiện nay như thế nào, khi xuất khẩu hơn 90% nhưng phát thải tại nơi sản xuất thì giá trị xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho toàn vùng, cho lâu dài rất cần được đặt ra để giải quyết.

Đặc biệt, nghiên cứu hiện trạng chung của kênh phân phối trong chuỗi ngành hàng cá tra ở ĐBSCL thấy rằng: Kinh tế tuần hoàn trong toàn chuỗi chưa được hình thành hoàn chỉnh, chỉ có mô hình khép kín của công ty (ở góc độ nguyên liệu sản xuất). Còn toàn chuỗi là hầu như thiếu liên kết, thiếu chia sẻ trách nhiệm.

Kết luận

Nghiên cứu của TS. Huỳnh Văn Hiền đưa ra kết luận:

Chuỗi giá trị cá tra: Xuất khẩu hơn 90% trong khi phát thải tại nơi sản xuất nhưng sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp.

Về kinh tế tuần hoàn: Hiện mới bước đầu với quy trình khép kín của công ty, chi phí còn khá cao.

Vấn đề sản xuất có trách nhiệm và hướng tới chuỗi cung ứng toàn cầu đã khẩn thiết đặt ra để ngành cá tra nỗ lực thực hiện. Tất cả tập trung hướng tới nền kinh tế xanh toàn cầu và sản phẩm thân thiện với môi trường từ khâu sản xuất tới tiêu thụ cuối cùng theo lộ trình của chính phủ. 

Để phát triển, ngành cá tra phải nằm trong xu thế chung toàn cầu: Sản xuất xanh – Kinh tế xanh – Tăng trưởng xanh – Quốc gia xanh – Thế giới xanh

Đăng ngày 16/10/2023
Sáu Nghệ
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận