Làm cách nào để các nhà sản xuất tôm cũng như các nhà cung cấp thức ăn có thể duy trì nguồn vốn trong bối cảnh giá tôm đang ở mức thấp nhất và chi phí thức ăn cao kỷ lục?
Giá thức ăn tăng chóng mặt – người nông dân gặp “khó”
Đối với ngành nông nghiệp đặc biệt là tôm, vấn đề số một là giá thức ăn rất cao – kể từ đầu năm 2021, giá thức ăn cho tôm đã tăng 25%. Tuần trước, sau sự sụp đổ của Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, giá lúa mì đã tăng thêm 8% và giá thức ăn chăn nuôi sẽ lại tăng mạnh trong tương lai gần.
Trên toàn cầu, sản lượng tôm hiện đạt khoảng 5.5 triệu tấn. Nếu tỷ lệ Feed Conversion Ratio (FCR) trung bình là 1.6 thì chúng ta cần sản xuất gần 9 triệu tấn thức ăn để duy trì sản lượng này. Điều này đòi hỏi nguồn nguyên liệu cũng như năng lượng sản xuất thức ăn cực kỳ lớn, chi phí rất đắt đỏ.
Mặc dù nhiều công ty chủ chốt trong ngành đã có thể chấp nhận được mức tăng giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong vài năm qua, nhưng hiện nay việc này đã trở nên nghiêm trọng hơn và các công ty khó có thể thích nghi được với mức giá nguyên liệu hiện tại.
Giá tôm thành phẩm giảm – giá thức ăn lại ngày một tăng cao, liệu có con đường “sống” nào cho nông dân? Việc nông dân không thể tồn tại nổi trong ngành tôm sẽ ảnh hưởng toàn bộ chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp thức ăn sẽ không thể tìm được khách hàng cũng đang rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Bài toán giữa giá tôm thành phẩm và giá thức ăn vẫn đang được nhiều người đi tìm lời giải.
Khó khăn và kỳ vọng trong việc tạo thức ăn mang tính bền vững
Các nhà sản xuất đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu bền vững hơn, có nguồn gốc từ thực vật để thay thế nguyên liệu bột mì, dầu cá, bột cá hiện tại, tuy nhiên những nguyên liệu thay thế này thường có chi phí cao do chi phí sản xuất cũng như chưa đạt được quy mô công nghiệp hoá.
Tuy nhiên nhờ vào sự xuất hiện của El Niño, nguồn cung bột cá và dầu cá từ phía đông Thái Bình Dương đã giảm. Điều này sẽ làm tăng giá bột cá, dầu cá và có thể thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thức ăn áp dụng các nguyên liệu thay thế mới mang tính bền vững hơn.
Hiện nay, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu thay thế làm thức ăn cho tôm còn rất thấp. Mong rằng năm 2024, các nguyên liệu mới này sẽ được nghiên cứu và sử dụng phổ biến để sản xuất thức ăn chăn nuôi tôm, phần nào giúp người nông dân gỡ rối trong tình cảnh hiện tại.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng các công nghệ cho ăn thông minh trong chăn nuôi tôm cũng sẽ được xem xét và nghiên cứu nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất, giảm tình trạng lãng phí thức ăn của tôm.
Giải pháp gỡ khó duy nhất hiện nay chính là tạo nguồn thức ăn bền vững cho tôm. Ảnh: Hóa chất nhà nông
Tình hình tài chính chung của đơn vị cung cấp thức ăn
Khi giá nguyên vật liệu rẻ, các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi dễ dàng cho nông dân mua gối đầu, nhưng giờ đây việc mở rộng các khoản vay cho người nông dân là một rủi ro. Các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi cần đánh giá xem nông dân nào đủ khả năng để tiếp tục chi trả được nợ hay không.
Trong khi đó, nông dân nên cân nhắc mua thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn vì chúng có giá thấp hơn. Kết hợp với việc giảm mật độ nuôi tôm để có thể tồn tại được qua thời kỳ khủng hoảng này.