Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

ca-chua_1694146618
Cá chua hay còn gọi là cá măng, có thân dài và dẹp bên. Ảnh: Facebook

Hiện nay nhiều hộ nuôi tôm đã dần chuyển sang nuôi cá chua hoặc nuôi ghép cá chua với tôm vì việc chuyển đổi này mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để nuôi thương phẩm cá chua đạt hiệu quả kinh tế, các hộ dân cần lưu ý một số ván đề sau:

Cá chua hay còn gọi là cá măng, có thân dài và dẹp bên, đầu to, vừa, mõm tù và tròn, màng mỡ mắt dày, che kính mắt. Lỗ mũi cách xa nhau, miệng nhỏ ở phía trước, không có răng, không có râu. Hàm trên hơi thô. Khe mang rộng vừa phải. Màng nấp mang rời nhau và tách rời ức, lược mang nhiều, nhỏ.

1. Chọn vị trí xây dựng ao nuôi

– Ao nuôi nằm ở vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi các khu công nghiệp, khu nông nghiệp, khu dân cư,… Nơi có độ mặn nước tốt nhất là 27 – 28%.

– Ao nuôi nằm trong vùng quy hoạch, có hệ thống giao thông thuận lợi trong việc vận chuyển giống, vật tư, hóa chất, thu hoạch,…

– Chất đất xây dựng bờ ao phải chắc chắn, không bị thẩm lậu. 

– Đất đáy ao có thể là sét, thịt pha sét, thịt, thịt pha cát hoặc cát bùn. Tránh đào ao ở nơi đất có độ chua vĩnh cửu (độ chua không thể cải tạo được).

– Ao nuôi thường có hình chữ nhật, kích thước  3.000 – 10.000 m2.

– Mức nước trong ao từ 0,8 – 1,2 m.

2. Cải tạo ao nuôi

– Cải tạo đáy ao: Tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hết lỗ mọi quanh bờ, nếu ao không tháo cạn được thì dùng saponin 2 kg/100 m3 để diệt tạp.

– Bón vôi nung với lượng 5 kg/100m2 (khối lượng thay đổi tùy vào độ pH đất). Phơi đáy 3 – 5 ngày.

– Gây màu nước: lấy nước vào ao đến mức từ 1m trở lên, dùng phân Urê:NPK = 1;1 với lượng 2 – 3 kg/1.000 m3 hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao vào lúc 9 -10 giờ sáng. 

– Sau 5 –7 ngày nước lên màu thì tiến hành thả giống.

– Các chỉ tiêu môi trường phù hợp để thả cá:

+ Nhiệt độ: 26-32oC, tốt nhất 28-30oC; 

+ pH : 7,0-8,5; 

– Độ trong 30 – 40 cm;

– Hàm lượng Oxy hòa tan > 3 mg/l.

3. Thả giống

ca-chua-2_169414652215959561125636215251Cá chua được nuôi nhiều tại huyện Phù Mỹ và Phù Cát. Ảnh: NTN

– Chọn cá giống kích cớ đồng đều, màu sắc tươi sáng, không xây xát. 

– Kích cỡ cá thả từ 10 – 12 cm/con. Mật độ thả từ 2 – 3 con/m2.

– Trước khi thả cá giống vào ao cần thuần hoá để cá thích nghi về nhiệt độ và độ mặn trong ao.  

– Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

4. Cho ăn

– Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp chất lượng tốt, độ đạm trên 18% với kích cỡ viên phù hợp với kích cỡ miệng cá

– Lượng thức ăn hằng ngày chiếm từ 4 – 10% trọng lượng cá.

– Tháng đầu cho ăn ngày 3 lần/ngày, tháng thứ 2 cho ăn ngày 4 lần/ngày, tháng thứ 3 và thứ 4 cho ăn ngày 5 lần/ngày.

5. Quản lý các yếu tố môi trường

– Theo dõi chất lượng nước trong ao kết hợp lịch thủy triều để thay nguồn nước tốt, mỗi lần thay khoảng 20% lượng nước trong ao nhằm đảm bảo ổn định môi trường ao nuôi, kích thích cá phát triển. 

– Khi nước trong ao có nhiều chất lơ lửng, nổi bọt khí hoặc quá trong thì tiến hành thay nước ngay.

– Định kỳ mỗi tháng bón vôi với lượng 500 kg/ha hoặc khi có thời tiết biến động.

6. Thu hoạch

Cuối tháng thứ 4 kiểm tra, nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm 0,4 kg/con thì tiến hành thu tỉa theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Trong quá trình thu tỉa tránh gây xáo động môi trường đáy ao.

Đăng ngày 08/09/2023
NTN
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận