Quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn trong ao lót bạt
Thời gian gần đây, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn đang được thịnh hành ở nước ta. Tại tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, nhiều hộ nuôi đã triển khai mô hình này và cho kết quả ngoài sức mong đợi.
Quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn
1. Chuẩn bị nguồn nước
– Trong quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn, nước sẽ được đưa vào ao lắng thông qua lưới lọc, sau đó sử dụng thuốc tím 5 – 10 ppm theo máy định lượng châm trực tiếp vào đường ống để từ 2 – 3 ngày cho vật chất hữu cơ lắng tụ xuống đáy.
– Tiếp theo, cấp nước vào ao xử lý qua túi lọc mịn để lắng khoảng 2 ngày rồi chạy quạt từ 1 – 2 ngày cho các ấu trùng nở ra. Sau đó, dùng Chlorine ở nồng độ 30 ppm để diệt khuẩn trong nước, khoảng 2 – 3 ngày và bắt đầu chạy quạt để cho Chlorine bốc hơi hết.
– Tiếp theo, cấp nước vào ao ương qua hệ thống lọc than hoạt tính, sau đó cấy chế phẩm sinh học và gây màu nước.
– Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường như độ mặn, pH, kiềm, khoáng Ca, Mg, Kali,..
– Xét nghiệm PCR Pockit để kiểm tra các bệnh thường gặp trên tôm (WSSV, EHP, TAURA, IHHNV, EMS)
2. Nuôi tôm giai đoạn 1 (ương giống)
– Thời gian ương từ 20 – 25 ngày giống được vận chuyển về được thêm Germ – Out vào ngăn ngừa sự tăng trưởng của Vibrio trong quá trình vận chuyển tôm thêm 0.5 ml vào túi vận chuyển 12 đến 13 lít chứa.
– Trước khi thả giống khoảng 30 phút ta đánh Vitamin tổng hợp để chống sốc cho tôm.
– Thuần nhiệt độ và độ mặn cho tôm (chú ý pH khi thả giống là 7.5 – 7.8). Nên trước khi thả giống 5 ngày ta kiểm tra nước cho đạt các chỉ tiêu đặc biệt là pH và kiềm pH giai đoạn 1 tháng đầu nên duy trì 7.6 – 7.8 để giảm rủi ro về dịch bệnh. Ta dùng dấm tây để hạ pH rồi mới tiến hành gây màu.
HƯỚNG DẪN THẢ TÔM ĐÚNG CÁCH
* Xử lý môi trường nước
– Ức chế và tiêu diệt Vibrio gây hại.
– Công dụng xử lý vật chất hữu cơ và thức ăn dư thừa, ổn định màu nước và nồng độ khí độc NH3/NO2, tạo hệ vi sinh có lợi cho nền đáy ao.
– Ngoài ra trong quá trình nuôi, dựa vào tình hình sức khỏe tôm và test môi trường bổ sung khoáng định kỳ, rỉ đường. để tạo dinh dưỡng cho vi sinh phát triển.
– Bổ sung mật đường.
– Khi tôm được 7 – 10 ngày tiến hành xi phong đáy để tránh hiện tượng quá tải sinh học trong ao nuôi.
* Quản lý cho ăn
- Bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột tôm, đồng thời tiết ra chất kháng khuẩn Vibrio và ức chế vi bào tử trùng một cách hiệu quả.
– Để tăng cường hiệu quả sử dụng, bà con sử dụng ủ men vi sinh với thức ăn thêm 24 giờ
– Giai đoạn nhỏ phải cho ăn cho ăn dư lượng thức ăn dư thừa sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, Cho ăn thiếu tôm sẽ tìm ăn những thức ăn dư thừa dẫn đến đường ruột tôm bị hư.
Trọng lượng tôm (g) | Lượng thức ăn (%) |
2 | 9.5 |
3 | 5.8 |
5 | 5.3 |
7 | 4.1 |
10 | 3.3 |
12 | 3 |
15 | 2.6 |
20 | 2.1 |
25 | 1.5 |
30 | 1.3 |
Canh theo nhá khi cho ăn:
Trọng lượng (g) | Thức ăn (g/kg/nhá) | Thời gian kiểm tra nhá (tiếng) |
1.5 – 4.0 | 1 | 2.5 |
5.0 – 8.0 | 2 | 2.5 |
9.0 – 16.0 | 3 | 2 |
17.0 – 22.0 | 4 | 2 |
23.0 – 33.0 | 5 | 1.5 |
* Quản lý môi trường ao ương
Cân bằng hệ sinh thái trong nuôi tôm 2 giai đoạn là điều tiên quyết để thành công trong 1 vụ nuôi gồm các yếu tố (pH, Oxy, khoáng, tảo, vi khuẩn…)
– Do tôm còn nhỏ được sống trong môi trường nước tốt nên việc đưa ra ao nuôi cần nguồn nước phải đảm bảo chất lượng.(Chú ý nước tuần hoàn lại thường còn dinh dưỡng nhiều nên tảo và khí độc vẫn còn khi đưa vào ao nuôi đặc biệt là ao lắng có bùn đen sẽ xuất hiện H2S).
– Luôn đảm bảo pH từ 7,8 – 8,0 trong giai đoạn 1 tháng đầu tiên khi ương tôm để làm được việc này:
– Tạo hệ vi sinh dị dưỡng vào ao nuôi bằng cách bổ sung mật đường để áp chế tảo (chú ý mật đường phải được trung hòa với vôi để loại bỏ axit). tránh hiện tượng tôm bị kích lột sát đồng loạt dẫn đến không cứng vỏ. Chú ý oxy trong ao phải cao hơn 6 mg/L
– Nên ngâm vôi Dolomit sẵng sàng để khi vừa mưa lấy nước trong tạt xuống ao để ổn định hệ đệm trong ao tránh hiện tượng tôm bị kích lột sát đồng loạt dẫn đến không cứng vỏ
– Khoáng trong ao là điều thiết yếu một số lưu ý khi quản lý khoáng trong ao do võ tôm có cấu tạo (55% khoáng vô cơ Ca và Mg, 45% là chitin). Điều kiện để tôm lột vỏ như sau:
– Tôm cần đầy đủ protein và khoáng chất.
– Khi tôm lột cần lượng oxy gấp đôi.
-> pH <8,3 tôm mới có thể hấp thu khoáng chất từ vỏ cũ lại.
-> Không có H2S và bùn và cần không gian sau khi lột.
-> Đảm bảo tỉ lệ khoáng trong nước phải phù hợp Ca:Mg:Kali.
-> Đảm bảo oxy đầy đủ, pH (7,8 – 8,0) độ kiềm ổn định (150 mg/L).
-> Trộn cho ăn khoáng và vitamin tổng hơp trên 2/3 lượng thức ăn trong ngày.
Chú ý:
- Tôm lột rộ sẽ hấp thu lượng khoáng rất lớn nên sau 2 – 3 ngày tảo sẽ sụp, quan sát biểu hiện tôm lột để giảm lượng thức ăn lại 30%.
- Tôm lột xác gan tụy sẽ co lại 1,02%. Tôm lột chỉ có khả năng bún 2 3 lần để tránh đối thủ nếu trong 1 giờ không cứng vỏ sẽ bị ăn thịt.
- Tôm lột đường ruột sẽ sạch thức ăn và khuẩn nên việc đưa vi sinh vào đường ruột giai đoạn tôm vừa cứng để tạo hệ vi sinh tốt là điều cần thiết (nuôi ít thay nước sẽ giảm rủi ro).
3. Nuôi tôm giai đoạn 2 (nuôi thịt)
* Xử lý môi trường nước
- Ức chế và tiêu diệt Vibrio gậy hại.
- Công dụng xử lý vật chất hữu cơ và thức ăn dư thừa, ổn định màu nước và nồng độ khí độc NH3/NO2, tạo hệ vi sinh có lợi cho nền đáy ao.
- Ngoài ra trong quá trình nuôi, dựa vào tình hình sức khỏe tôm và test môi trường bổ sung khoáng định kỳ, rỉ đường để tạo dinh dưỡng cho vi sinh phát triển.
* Quản lý cho ăn
Chú ý:
– Các sản phẩm dạng bột, khoáng, vitamin muốn thấm vào thức ăn tốt nhất ta nên bỏ vào máy xay sinh tố xoay cho độ hòa tan của sản phẩm vào nước tốt rồi mới trộn vào thức ăn. Muốn sản phẩm thấm đều vào thức ăn ta cần dựa vào độ hấp thụ nước của thức ăn.
Ví dụ: Thường thì các thức ăn trên thị trường có độ hấp thụ nước là 30% nên ta hòa tan sản phẩm vào 300ml nước sạch rồi trộn vào thức ăn (ta nên thử để có cách trộn tối ưu nhất và có thể thay đổi nước thấp hơn nếu cho ăn máy).
– Các sản phẩm được thiết kế với nồng độ cao nên khi sử dụng phải đúng liều lượng sử dụng.
* Quản lý môi trường ao nuôi
– Test các chỉ tiêu lý – hóa hằng ngày.
– Kiểm tra khuẩn tôm và nước: định kỳ 3 ngày/lần
-> TCBS: Kiểm tra vibrio gây hại.
-> Marine: Kiểm tra tổng khuẩn nước mặn.
-> MRS: Kiểm tra lợi khuẩn Lactobacillus.
Chỉ số vi sinh trong nước:
– Marine Agar gấp 20 lần TCBS Agar; Marine Agar > 105
– Nếu khuẩn xanh > khuẩn vàng thì TCBS < 103
– Khuẩn xanh < 103 thì tốt nhất là 5.102
– Kiểm tra bệnh tôm bằng phương pháp PCR bằng máy pockit:
-> Bao gồm 5 bệnh cơ bản: EMS, WSSV, EHP, IHHNV, Taura.
-> Định kỳ 15 ngày/lần, kiểm tra nước và giống trước khi thả.
Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET