Phòng bệnh Lymphocystis ở cá biển

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm do virus gây ra ở cá biển, nhất là đối với cá biển nuôi lồng vào mùa có nhiệt độ thấp ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Ca_bien_1_1701142721
Bệnh Lymphocystis xuất hiện nhiều trên các loài cá biển

Tác nhân gây bệnh 

Do Lymphocystivirus là một nhóm của Iridovirus (có dạng hình cầu, kích thước từ 130 – 330 nm) gây ra. Virus Iridovirus nhiễm trong nguyên bào da cá (các tế bào lympho) có cấu trúc đối xứng hình sáu cạnh. 

Dấu hiệu bệnh lý 

Cá kém ăn, chậm lớn, chết rải rác. Trên bề mặt cơ thể (vây, đầu, mũi, miệng bụng, lưng) xuất hiện các u lồi hình dạng bất thường, màu trắng, xám hay hồng lớn hoặc nhỏ.  

Tế bào lympho ngoại biên bị trương to, kích thước đạt tới 100 µm – 1 mm, tế bào tăng từ 50.000 – 100.000 lần về thể tích, tế bào có màng trong suốt. Khi giải phẫu cá bệnh thấy xuất hiện một số tế bào lympho nhiễm virus ở trong cơ màng bụng (phúc mạc) và trên bề mặt của các cơ quan nội tạng. 

Cá sống ngoài tự nhiên có mức độ cảm nhiễm bệnh thấp và không gây nguy hiểm. Nhưng đối với nuôi cá biển trong lồng bè, nhất là thói quen sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cá nuôi khiến cá càng dễ bị nhiễm bệnh lymphocystis. Hầu hết các loài cá biển đều bị cảm nhiễm như: cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò (Rachycententron canadum), cá hồng (Lutjanus spp). 

lymphocystis-1_170114236410750190509726438430Cá bị bệnh Lymphocystis có các u lồi. Ảnh: ez-aqua.com

Biện pháp phòng bệnh 

Hiện nay, chưa sản xuất được vắc-xin thích hợp để phòng bệnh cho cá. Vì vậy áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp là phương án khả thi nhất. 

Con giống 

Lựa chọn cá giống âm tính với Iridovirus, cá giống có nguồn gốc từ đàn cá bố mẹ không nhiễm bệnh lymphocystis.  

Thả giống kích cỡ lớn >15 cm, cá khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, không xây xát,….  

Nên tắm cho cá bằng nước ngọt trước khi thả nuôi. 

Mật độ nuôi  

Mật độ thích hợp, đảm bảo tạo không gian sống cho cá, giúp tăng cường ôxy, giảm thiểu dịch bệnh.  

Đối với cá song mật độ thích hợp là 25 con/m3, kích cỡ ≥ 12 cm; cá giò mật độ 8 con/m3, kích cỡ ≥ 18 cm; cá hồng Mỹ mật độ 25 con/m3, kích cỡ ≥10 cm. 

Thức ăn cho cá 

Đối với thức ăn là cá tạp, cần phải rửa qua nước biển trước khi cho ăn; không sử dụng những loại cá tạp có nhiễm bệnh tế bào lympho.  

Cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho cá cả về chất và lượng, tăng cường bổ sung vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cá. 

ca-nuoi-long-be-1_170114258715708245440432320050Cá nuôi lồng bè dễ mắc bệnh hơn các loài cá sống ngoài tự nhiên

Quản lý lồng, bè nuôi 

Đảm bảo môi trường nước nuôi luôn sạch sẽ, lồng lưới thông thoảng. Định kỳ 2 – 3 tháng vệ sinh lồng nuôi 1 lần, loại bỏ hà, rong bám vào lưới lồng, tăng sự lưu thông nước trong và ngoài lồng. 

Trước mỗi vụ nuôi cần thay lồng cũ bằng lồng mới đã được giặt sạch khử trùng và phơi khô. Trong thời gian biển động mạnh, cá nuôi dễ nhạy cảm và dễ phát sinh bệnh cần tránh thay lồng. 

Sát trùng các dụng cụ như xô, chậu, vợt, lưới…sau khi sử dụng bằng chlorin và phơi ngoài ánh sáng mặt trời. 

Định kỳ 2 tháng tắm cho cá 1 lần bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4) hoặc formalin nồng độ 5% trong 15 – 20 phút. 

Khi phát hiện cá nhiễm bệnh, cần cách ly ra khỏi lồng nuôi để tránh lây lan. Cả bị bệnh chết phải vớt lên cho vào túi ni-lon và đưa lên bờ, tuyệt đối không vứt xuống biển hay xung quanh khu vực lồng bè nuôi. 

Khi trời rét, nhiệt độ nước xuống thấp dưới 15°C cần chống rét cho cá bằng cách hạ thấp lồng xuống sâu hơn hoặc di chuyển lồng đến khu vực nước sâu để giữ ấm cho cá.  

Đăng ngày 28/11/2023
NTN
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận