Trong nuôi tôm, thuốc tím đã trở nên quen thuộc trong mỗi vụ nuôi. Thuốc tím là loại hóa chất công nghiệp dùng để khử trùng, sát khuẩn trong công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và y tế, dược phẩm.
Hôm nay hãy cùng Hóa chất nhà nông tìm hiểu về khái niệm thuốc tím và các công dụng trong nuôi trồng thủy sản nhé!
Kali pemanganat là gì?
Thuốc tím hay còn gọi là Kali pemanganat, có công thức hóa học là KMnO4.
Đây là một chất rắn tím đỏ trong suốt, tan hoàn toàn trong nước. Khi bay hơi, chúng sẽ ở thể rắn với tinh thể có dạng lăng trụ màu đen tím và sáng lấp lánh. Thường được sử dụng như một chất oxy hóa mạnh và ứng dụng cho khử trùng.
Thuốc tím Kali Pemanganat là một loại hóa chất công nghiệp được sử dụng phổ biến trong việc tẩy trùng và diệt khuẩn trong hệ thống xử lý nước thải.
Nó cũng được sử dụng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm và các ngành công nghiệp khác. Phương pháp sử dụng Kali Pemanganat chủ yếu dựa trên phản ứng oxi hóa của ion MnO4-. Kali Pemanganat sẽ phát nổ hoặc bốc cháy khi kết hợp với những chất hữu cơ khác và sẽ bị phân hủy trong nhiệt độ trên 200°C.
Khi được sử dụng, Pemanganat Kali sẽ phân hủy thành ion MnO4– và MnO2. Ion MnO4– có khả năng oxi hóa các chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh trong nước, làm cho chúng bị phân hủy và không còn gây hại.
Do đó, Pemanganat Kali là một trong những phương pháp hàng đầu trong việc tẩy trùng và diệt khuẩn trong hệ thống xử lý nước thải và các ứng dụng liên quan.
Thuốc tím tan hoàn toàn trong nước
Tính chất của Kali Pemanganat
Tính chất vật lý
Là chất rắn kết tinh, có màu tím đậm đến đỏ tươi và không có mùi.
Hòa tan trong nước, axit axetic, axeton, metanol, pyridin, ethanol hoặc dung môi hữu cơ.
Ở dạng lăng kính đơn tà, có ánh kim loại màu xanh lam và gần như trong suốt.
Tính chất hóa học
Trong phản ứng oxy hóa khử, dung dịch chứa KMnO4 chuyển từ m sẫm sang không màu và sản phẩm cuối là dung dịch có màu nâu.
Có khả năng thực hiện phản ứng oxy hóa khử trong cả môi trường bazơ và axit.
Trong điều kiện bình thường, hợp chất này có độ bền cao, tuy nhiên lại khá nhạy cảm với chất hữu cơ, nó sẽ dễ phân hủy tạo thành MnO2 và giải phóng O2.
Có khả năng oxy hóa những chất vô cơ và hữu cơ như Nitrit, Clo, Sulfat, Axit Oxalic và nhiều loại hợp chất khác.
Sử dụng không đúng cách, liều lượng có thể bỏng da và mắt hoặc kích thích đường hô hấp khi hít phải.
Ứng dụng của Kali Pemanganat (thuốc tím) trong nuôi trồng thủy sản
Kali pemanganat có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn, virus và tảo độc, giúp đảm bảo cho cho sức khỏe, sự sinh sản của cá và tôm, thủy sản và động vật thủy sinh khác. Hợp chất này cũng được sử dụng để điều trị các bệnh nấm và vi khuẩn thủy sản. Nó có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas, Pseudomonas, Vibrio và nhiều loại nấm.
Kali pemanganat còn giúp làm sạch và khử mùi hôi trong nước hồ cá do có thể tăng oxy hóa trong nước bằng cách phân hủy hữu cơ.
Kali pemanganat được dùng để chữa trị nhiễm trùng mang vi khuẩn và viêm loét da. Bên cạnh đó, nó cũng tăng cường chất lượng nước bằng cách giảm thiểu nhu cầu oxy hóa sinh học và nó cũng phản ứng với các chất hữu cơ như vi khuẩn, tảo và các hạt.
Kali permanganat được dùng để chữa trị nhiễm trùng mang vi khuẩn và viêm loét da. Ảnh: Tincay.com
Cách sử dụng Kali pemanganat (thuốc tím) an toàn hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản
KMnO4 thương mại thường tồn tại ở dạng tinh thể hoặc bột, do đó, người dùng cần phải hoà tan hoàn toàn vào nước trước khi trải khắp mặt ao. Sau khi nước ao chứa thuốc tím, hàm lượng PO3 trong nước sẽ hạ xuống, do đó cần bón phân (Lưu ý không được sử dụng đồng thời với thuốc diệt cá).
Tùy vào lượng hợp chất hữu cơ có trong nước mà người dùng cân đối liều lượng thuốc tím sao cho phù hợp. Nếu không lượng thuốc sẽ phản ứng với chất hữu cơ, trở nên trung tính và không đủ tiêu diệt mầm bệnh.
Khi bắt đầu nên sử dụng 2mg/l, nước sẽ chuyển từ màu tím sang hồng trong khoảng 8 -12 giờ, nghĩa là lượng sử dụng đã đủ không cần tăng thêm.
Nếu trong 12 giờ sau khi xử lý màu nước chuyển sang màu nâu, tức là chưa đủ liều, do đó cần thêm 1 – 2mg/l thuốc tím nữa.
Nên sử dụng vào sáng sớm để có thể quan sát sự chuyển màu của dễ dàng từ 8 – 12 giờ.
Có thể sử dụng để tắm cho cá trong 30 phút với nồng độ 10 mg/l. Khi sử dụng cách này, cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi của cá để kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường, ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đây là biện pháp được dùng nhiều với các ao nuôi đất.
Sau khi tắm xong, cá cần được ngâm trong dung dịch nước muối nồng độ 0.02-1% vài ngày hoặc 1 tuần, tùy từng loại cá. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh do Columnaris gây ra.
Sử dụng Kali Pemanganat có ảnh hưởng sức khỏe không?
Thuốc tím là một loại chất gây kích ứng mạnh cho mắt và da của con người khi nó ở dạng đậm đặc. Nó có thể phản ứng với nhiều chất khử hoặc chất hữu cơ và dễ cháy. Việc sử dụng KMnO4 có thể để lại các vết trên da hoặc các mô, do hoạt động bằng quá trình oxy hóa phá hủy trên tất cả các chất hữu cơ.
Nên thực hiện biện pháp bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với thuốc tím
KMnO4 là một chất hóa học nguy hiểm, ngay cả khi tiếp xúc trong thời gian ngắn cũng có thể gây khó chịu. Tuy nhiên, bằng cách tuân thủ vệ sinh cá nhân và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong việc xử lý thuốc tím, người ta có thể tránh được các mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Nếu hít phải, thuốc tím kali pemanganat có thể gây kích ứng mũi và họng. Nghiêm trọng hơn, nó có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ho, khó thở và phù phổi. Ngoài ra, chất này còn có thể ảnh hưởng đến gan và thận.
Tiếp xúc lâu dài với KMnO4 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, nên thực hiện biện pháp bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với chất này, đặc biệt là khi sử dụng trong môi trường làm việc.
Một số lưu ý khi sử dụng Kali Pemanganat
Không nên sử dụng chung Kali Pemanganat với một số loại thuốc sát trùng khác như H2O2, formol, iodine.
Sau khi sử dụng Kali Pemanganat để diệt tảo trong nước, có thể xảy ra hiện tượng thiếu oxy. Do đó, cần tăng cường quạt hoặc sục nước để cung cấp oxi cho nước.
Cần kéo dài thời gian xử lý nước khoảng cách giữa mỗi lần khoảng 3-4 ngày để tránh thủy sản bị ngộ độc. Sau khi xử lý nước, cần quan sát sức khỏe của thủy sản để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Cần bảo quản Kali Pemanganat cẩn thận ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và những nơi có nhiệt độ, độ ẩm cao.