Bất ngờ với cách sinh sản kỳ lạ của cá ngựa

Cá ngựa là một loài sinh vật rất độc đáo của thế giới đại dương. Đặc biệt ở các nước khu vực Đông Á, Trung Quốc và Việt Nam cá ngựa được xem là một trong những loài thuốc quý dùng để chữa bệnh.

ca_ngua_1697628508
Cá ngựa là một loài sinh vật rất độc đáo của thế giới đại dương

Vậy liệu bạn có thắc mắc quá trình sinh sản của loài cá ngựa sẽ như thế nào không? Hãy đón chờ điều bất ngờ thú vị trong bài viết này nhé! 

Nguồn gốc và đặc điểm của cá ngựa 

Cá ngựa có tên tiếng anh là seahorse và là một dòng cá thuộc chi Hippocampus cùng họ với dòng cá chìa vôi. Chúng sinh sống và sinh sản rộng rãi ở hầu hết các vùng biển trên thế giới. Mặc dù, cá ngựa vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết toàn bộ những đặc tính của chúng. 

Đặc biệt ở những vùng biển gần bờ có nước trong, độ mặn cao và có nhiều cây cỏ thủy sinh như rong lá hẹ… Trong tự nhiên, cá ngựa thường được khai thác ở độ sâu không quá 30m. 

ca-ngua-2_169762749512816697939978206936

Đuôi cá ngựa có nhiệm vụ giữ cho chúng không bị dòng nước cuốn đi

Cá ngựa vốn có hình dáng rất độc đáo và khác lạ so với các loài cá khác. Phần đầu và phần ngực gấp khúc và gần như vuông góc với nhau. Phần bụng lồi ra ngoài đó là do từ 10 đến 13 chiếc xương cong ra tạo thành. Riêng phần miệng có hình ống. Còn phần đuôi dài nhỏ, cuộn khúc 4 vòng.  

Đặc biệt, ở cá ngựa không có vây bụng cũng như vây đuôi. Hiện nay trên thế giới có khoãng 35 loài cá ngựa khác nhau. Riêng Việt Nam thì có khoảng 7 loài. 

Vì khả năng bơi rất chậm nên ăn uống trở thành một thách thức đối với loài cá ngựa. Chúng không có dạ dày nên nó cần phải ăn liên tục vì thức ăn rất nhanh đi thẳng qua hệ tiêu hóa của nó. 

Cá ngựa ăn bằng cách hút thức ăn và nuốt toàn bộ các sinh vật phù du, động vật giáp xác nhỏ và cá nhỏ vì chúng không có răng. Đối với cá ngựa trưởng thành có thể ăn từ 30-50 lần mỗi ngày. 

Các loại cá ngựa phổ biến trên thế giới 

Cá ngựa rất đa dạng về loại, từng loại sẽ mang đến những hiệu quả khác nhau. Dựa vào màu sắc và đặc điểm bên ngoài, cá ngựa được chia thành 5 loại sau: 

Cá ngựa đen: Toàn thân loại cá ngựa này được phủ bởi màu đen. Trên thế giới, chúng phân bố ở biển Ấn Độ Dương. Còn ở Việt Nam chúng sinh sống ở một số tỉnh thành Bắc Trung Bộ. 

Cá ngựa trắng: Được chú ý nhất trong các loại cá ngựa bởi màu trắng tuyệt đẹp khoác trên mình. Có kích thước lớn nhất thế giới, đồ dài lên đến 30-35cm. Cá ngựa trắng được đánh giá rất cao về giá trị kinh tế cũng như khả năng chữa bệnh. 

Cá ngựa xương: Toàn thân loại này là các đốt xương sắc bén, có công dụng tăng cường sinh lý nam rất tốt. Sống  ở môi trường nước ngọt. 

Cá ngựa Indonesia: Hay còn được gọi là cá ngựa chúa, sống ở bờ biển và vùng vịnh Indonesia. Được đánh giá cao bởi khả năng bồi bổ, tráng dương, tăng sinh lý cho nam giới,… 

Cá ngựa gai: Dễ dàng nhận biết loài này bởi trên đầu có những chiếc gai lớn. Toàn thân là một màu nâu nhạt, được tìm thấy ở vùng biển Châu Á. 

Nhiệm vụ thú vị của cá ngựa đực trong sinh sản 

Khi bước vào thời gian sinh sản cá ngựa đực phát ra những âm thanh nhằm tranh giành con cái hoặc thông báo vị trí cho cá ngựa cái hoặc thức ăn. Cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối để củng cố thêm mối quan hệ của chúng. 

Trong quá trình giao phối cá ngựa cái sẽ chủ động gửi trứng vào chiếc túi ở bụng của cá ngựa đực. Sau đó, cá ngựa đực sẽ tự thụ tinh cho những quả trứng này rồi mang thai trong thời gian khoảng từ 2-3 tuần. Trứng sẽ được chứa đựng và phát triển trong chiếc túi của cá ngựa đực trong suốt quá trình. 

ca-ngua-sinh-con_16976282469959621497560561666

Cá ngựa đực sinh con

Đến thời gian sinh con, cá ngựa đực phải chịu những đau đớn kéo dài khoảng vài tiếng đồng hồ trước khi chào đón hàng trăm chú cá ngựa con chào đời. 

Mỗi lần sinh, có khoảng 2.000 cá ngựa con được chào đời. Theo thống kê chỉ khoảng 5/1000 con cá ngựa con là sống sót do bị trở thành thức ăn cho các loài cá khác. Đó là nguyên nhân khiến cá ngựa mỗi lần sinh sản nhiều cá ngựa con số lượng nhiều như vậy. 

Lí do cá ngựa đực lại mang thai thay vì cá ngựa cái đó chính là do cấu tạo tự nhiên về tập tính sinh sản của cá ngựa. Ở cá ngựa đực có khả năng sinh một lúc nhiều con và tốc độ sinh nhanh hơn. 

Trong một ngày, cá ngựa đực vừa có thể sinh con và vừa tiếp tục mang thai lứa tiếp theo khi cá ngựa cái đã tích lũy đủ trứng. 

Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu rõ hơn cách mang thai cực kì thú vị và độc đáo của loài cá ngựa. Và phải nói rằng cá ngựa đực có một sứ mệnh thật đặc biệt và thiêng liêng trong quá trình sinh sản của chúng.  

Đăng ngày 18/10/2023
Đặng Thư
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận