Bệnh đóng rong trên tôm sú
Bệnh đóng rong trên tôm sú xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam, tuy không gây chết hàng loạt như bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy cấp tính nhưng chúng có thể gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người nuôi.
Bệnh đóng rong thường xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn nuôi tôm, vì thế cần phải thường xuyên theo dõi để xác định chính xác nguyên nhân, biểu hiện để có biện pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân của bệnh tôm sú đóng rong
– Nguyên nhân chính gây bệnh đóng rong trên tôm sú là trùng loa kèn, chúng phân bố ở tất cả các khu vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn và ở khắp mọi nơi trên thế giới.
– Bệnh do các động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo và vi nấm gây ra. Các cá thể tôm yếu không thể lột xác được dễ bị các vi sinh vật và chất vô cơ bám vào phần vỏ dẫn đến bệnh đóng rong trên tôm.
– Đối với các ao nuôi không thường xuyên xử lý nước và lượng thức ăn dư thừa cao sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, rong tảo phát triển mạnh, đặc biệt những ao có nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ, chất thải, các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật bám trên bề mặt cơ thể của tôm.
– Mặt khác, bệnh đóng rong ở tôm xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, chúng sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao.
Cách nhận biết bệnh đóng rong trên tôm sú
Tôm sú bị đóng rong rất dễ nhận biết bằng mắt thường, chỉ cần bắt tôm và quan sát xem vỏ tôm có bị trơn, bị nhớt hoặc có rong, tảo bám vào hay không.Tôm bị nhiễm bệnh thường có các dấu hiệu như:
– Tôm yếu, bỏ ăn, chậm lớn, ít di chuyển và cặp mé bờ.
– Mang bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc sang màu đen
– Vỏ tôm trơn giống như phủ nhớt, quan sát giống như 1 lớp tảo bám trên bề mặt.
– Toàn thân bị sơ, chủ yếu ở phần đầu ngực, mang và các phụ bộ.
– Khi tôm bị đóng rong trên vỏ thường xuất hiện màu xanh của tảo, màu đen của khói đèn hay màu xám đục giống bùn, đặc biệt là vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ.
– Tôm bị bệnh đóng rong khiến tôm di chuyển khó khăn.
– Nếu bị nặng, có thể khiến phá hủy vỏ tôm, xâm nhập vào cơ thịt của tôm, tạo điều kiện cho các vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.
– Khi phát hiện tôm bị đóng rong, việc đầu tiên cần làm là giảm ngay lượng thức ăn từ 5 – 10% kết hợp với việc trộn vitamin C, tạt khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và kích thích quá trình lột vỏ cứng.
– Tiếp theo, bà con sử dụng men vi sinh để ổn định màu nước, giảm tảo hại trong ao nuôi tôm. Sau 2 ngày, bón tiếp men vi sinh xử lý đáy ao để làm sách đáy, loại bỏ xác tảo chết và các cặn bã hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.
Cách phòng ngừa bệnh đóng rong, đóng vôi
Bệnh đóng rong trên tôm sú thường gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau nên cần phải chú ý đến các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu.
– Cải tạo chất lượng nước cho ao nuôi, thường xuyên xử lý nước đáy ao, diệt rong nhớt để làm sạch nước, phân hủy các chất dư thừa tích tụ nhiều ngày ở đấy ao nuôi.
– Định kỳ sử dụng men vi sinh, sản phẩm có khả năng xử lý đáy ao cực mạnh, phân hủy nhanh các chất dư thừa tích tụ dưới đáy ao nuôi, đồng thời cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao nhằm giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại.
– Sử dụng chế phẩm vi sinh ổn định màu nước, giảm tảo và nồng độ khí NH3/NO2 trong nước.
– Trong trường hợp nước có nhiều mùn bã hữu cơ và thức ăn dưa thừa sử dụng vi sinh Rate – Up để xử lý.
– Thường xuyên cất vó để kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm bệnh của tôm
– Cho ăn với mức độ hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm tăng chất dinh dưỡng trong ao tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
– Bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm nuôi để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột vỏ đồng loạt.
Ngoài bệnh đóng rong,vôi ở tôm thì các loại bệnh thường gặp ở tôm khác cũng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
Nguồn tài liệu: tham khảo internet