Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng

Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng được phát hiện đầu tiên tại Brazil vào năm 2002. Cho đến năm 2004, hầu hết các trại nuôi tôm tại khu vực Đông Bắc Brazil đều bị lây nhiễm và gây chết hàng loạt.

Benh hoai tu co tom the chan trang, bệnh hoại tử cơ tôm thẻ chân trắng, bệnh hoại tử cơ tom the, benh hoai tu co tom, bệnh hoại tử cơ tôm, bệnh hoại tử cơ tôm thẻ, cach tri benh hoai tu co tren tom the, cách trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ, phòng bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ, phòng bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng, phogn benh hoai tu co tren tom the chan trang
Tôm thẻ chân trắng bị bệnh hoại tử cơ

Nguyên nhân tôm thẻ bị nhiễm bệnh hoại tử cơ

Bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng nguyên nhân chính do virus IMNV  trên tôm gây ra. Năm 2002 bệnh xuất hiện ở Brazil sau đó lây lan nhanh sang các khu vực Châu Á như Indonesia, Thái Lan và Trung Quốc. Bệnh có thể lây truyền theo chiều ngang (từ tôm bệnh sang tôm khỏe hoặc thông quan môi trường nước hoặc tôm khỏe ăn tôm bệnh) và lây lan theo chiều dọc (từ tôm bố mẹ sang tôm giống). Khi môi trường bị biến động, virus IMNV có thể gây chết từ 40 – 70% tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh.

Benh hoai tu co tom the chan trang, bệnh hoại tử cơ tôm thẻ chân trắng, bệnh hoại tử cơ tom the, benh hoai tu co tom, bệnh hoại tử cơ tôm, bệnh hoại tử cơ tôm thẻ, cach tri benh hoai tu co tren tom the, cách trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ, phòng bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ, phòng bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng, phogn benh hoai tu co tren tom the chan trang
Bệnh IMNV trên tôm

Dấu hiệu tôm thẻ bị nhiễm bệnh hoại tử cơ

– Trên đốt bụng xuất hiện nhiều điểm mờ đục trắng, tôm bệnh nặng hoặc khi thiếu oxy toàn bộ cơ bụng chuyển sang màu trắng đục hoặc cam, đôi khi xuất hiện tượng lột xác đồng loạt.

– Phần cơ đuôi trở nên trắng đục sau đó lan dần khắp cơ thể. Khi tôm bệnh ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ, tôm chết và rớt đáy với tỉ lệ rất cao.

– Tôm sung huyết, viêm mô liên kết, thực bào, xuất hiện thể ẩn trong tế bào chất và có những thay đổi điển hình trong mô cơ nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, bệnh hoại tử cơ là do virus gây ra nên chưa có thuốc đặc trị, cách phòng trị tốt nhất là vệ sinh ao cẩn thận trước và sau vụ nuôi, xử lý nước thật kỹ trước khi cấp vào ao nuôi.

Sử dụng chế phẩm sinh học để giảm ô nhiễm và giảm sự phát sinh mầm bệnh, có thể khử trùng nước định kỳ để giảm virus và vi khuẩn trong ao, sau đó dùng chế phẩm sinh học để phục hồi hệ vi sinh trong ao. Bổ sung tăng cường vitamin và khoáng chất cho tôm giúp tôm luôn khỏe và kháng lại sự bất lợi của môi trường. Luôn giữ oxy đầy đủ trên mức 4 mg/l.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng có các dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm mô bệnh học giống với bệnh trắng đuôi trên tôm gây ra bởi một loài virus khác có tên là Penaeus vannamei novavirus – PVNV. Vì thế, cần sử dụng những biện pháp chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

Máy PCR cầm tay sàng lọc bệnh trên tôm

 

Dựa trên nguyên nhân và dấu hiệu bệnh lý đặc trưng, bà con có thể sử dụng kính hiển vi, làm mô bệnh học, cấy khuẩn và chạy PCR, giúp loại bỏ sớm những con tôm giống bị nhiễm bệnh ở giai đoạn đầu tránh lây nhiễm và thiệt hại cho vụ nuôi.

Điều trị bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ

Trong các trại sản xuất tôm giống thì phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng được xem là một trong những phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Bà con nên lựa chọn, sàng lọc và thả nuôi tôm giống không bị nhiễm bệnh IMNV.

– Trong trường hợp bệnh hoại tử cơ xuất hiện ở những con tôm giống, tôm ấu niên có chiều dài khoảng 2 – 3 cm thì không có cách nào điều trị, phải hủy bỏ, diệt khuẩn tránh lây nhiễm cho các con giống khác.

– Còn đối với ao nuôi thịt khi vừa xuất hiện một vài con tôm chết với dấu hiệu của bệnh lý thì cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Ổn định môi trường ao nuôi, chú trọng đến các yếu tố: nhiệt độ, nồng độ muối và độ pH.

+ Tăng cường sục khí để tạo Oxy cho ao nuôi

+ Ngừng cho tôm ăn hoặc giảm lượng thức ăn

– Trong trường hợp bệnh xảy ra với tỉ lệ chết cao thì bà con cần phải xử lý khử trùng ao nuôi trong vài ngày để tránh lây lan.

Nên nuôi tôm an toàn sinh học và sử dụng các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho tôm trong suốt quá trình nuôi và các chế phẩm xử lý nước giảm căng thẳng và ức chế sự phát triển của các virus và vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài bệnh hoại tử cơ ở tôm thì các loại bệnh thường gặp ở tôm khác cũng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

Nguồn tài liệu: tham khảo internet

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận