Bệnh thiếu vitamin C và bệnh tôm chết mà đầu vẫn sống là những loại bệnh thường gặp phải khi bà con nông dân nuôi tôm, vậy cách nhận biết và chữa 2 loại bệnh này là thế nào? Cùng HCNN tìm hiểu nhé?
1.Bệnh thiếu vitamin C
* Dấu hiệu bệnh lý:
Tôm bị bệnh thiếu vitamin C thường có các dấu hiệu bệnh lý:
– Xuất hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò, trên mang tôm cũng có các vệt đen.
– Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn, sức đề kháng giảm, khả năng chịu sốc kém, dễ bị các tác nhân gây bệnh cơ hội tấn công tôm sinh trưởng chậm, chết rải rác 1-5% hàng ngày (tỷ lệ hao hụt tổng cộng rất cao 80-90%).
– Bệnh thường gặp trong ao nuôi thâm canh, đặc biệt trong những ao tảo kém phát triển.
* Tác nhân gây bệnh:
Do khẩu phần ăn của tôm bị thiếu vitamin C
* Phòng – trị bệnh:
Sử dụng thuốc và biện pháp trị bệnh như sau:
– Bổ sung một lượng vitamin C thích hợp vào khẩu phần thức ăn cho đến khi khỏi bệnh.
– Cho tôm ăn thường xuyên vitamin C với các ao nuôi bằng thức ăn công nghiệp, môi trường ao nuôi thiếu tảo.
2. Bệnh tôm sú nuôi bị chết từ đuôi cho đến thân mình mà đầu vẫn còn sống.
Bio-Pharmachemie trả lời:
Bệnh này theo chuyên môn được gọi là bệnh thối đuôi. thỉnh thoảng người nuôi bắt gặp trường hợp tôm bị cụt đuôi và bị ăn mòn sâu vào pầhn đốt thứ 6 nhưng tôm vẫn còn sống tuy bơi lội yếu hẳn đi. Số lượng này chiếm tỉ lệ không nghiểu trong ao nuôi. Theo thực tế ở một số người nuôi thì thỉ cần sử dụng:
– Bioxide: 1lít/2000m3 nước, lúc trời nắng gắt và thêm Biosulmix 5gr/kg thức ăn liên tục trong 3 ngày.
– Hoặc dùng Povidine: 1 lít/ 2000m3 nước, lúc chiều mát, và Oxolinic 5gr/kg thức ăn liên tục trong 3 ngày. Nếu có nguồn nước tốt để thay thì nên thay 1/3 lượng nước trong ao nuôi và xử lí Aqua clean 2lít/1000m3 nước, sau 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Ngoài Bệnh thiếu vitamin C và bệnh tôm chết mà đầu vẫn còn sống. Cập nhật tin tức thủy sản mới nhất tại đây
Cập nhật tin tức – sản phẩm thủy sản trên ứng dụng facebook tại đây