Các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh

Top 5 các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

Thời gian gần đây một số bệnh thường gặp ở tôm càng xanh bùng phát gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi. Các loại bệnh trên tôm càng xanh xảy ra do việc xử lý nước không tốt, điều kiện môi trường ao nuôi kém, mật độ nuôi cao và việc kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh của chưa được tốt. Với những giải pháp phòng trị bệnh đã được người dân áp dụng dưới đây sẽ giúp người nuôi khắc phục được các bệnh trên tôm càng xanh một cách triệt để và an toàn nhất.

1. Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh

Bệnh đục cơ hay còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như bệnh trắng cơ, hoại tử cơ. Bệnh thường xảy ra khi có sự thay đổi của nhiệt độ, độ mặn trong môi trường ao nuôi. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở các trại giống.

Khi bị bệnh tôm thường có các dấu hiệu kém ăn, hoạt động chậm chạp, cơ thể có màu trắng đục, vỏ mềm. Điểm trắng đục xuất phát từ đuôi và lan dần ra thân và gây chết nếu không điều trị kịp thời.

Người nuôi có thể chủ động phòng bệnh đục cơ trên tôm càng xanh bằng việc kiểm soát và giảm tối đa các hiện tượng gây sốc. Nếu khi đã phát hiển các biểu hiện đục cơ trên tôm thì sử dụng ngay vôi để xử lý kết hợp với việc bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho tôm nuôi.

Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh cũng không quá lo ngại nhưng người nuôi cần có các biện pháp phòng tránh ngay từ ban đầu để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi.

2. Bệnh đen mang trên tôm càng xanh

Bệnh đen mang cũng là một trong những các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh, bệnh xuất hiện từ 5 – 8 ngày trong chu kỳ phát triển của ấu trùng. Khi bị bệnh, mang tôm sẽ có màu đen, tôm nổi đầu, giảm ăn, chậm lớn, bơi lờ đờ trên mặt nước. Trong trường hợp bị nặng mà không điều trị kịp có thể gây chết. Khi soi trên kính hiển vi sẽ thấy xuất hiện nhiều chấm đen trên các tấm mang.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đen mang trên tôm càng xanh, chủ yếu là do nền đáy ao bẩn, nước có nhiều chất hữu cơ, pH thấp, nhiều trường hợp là do thiếu Vitamin C. Chính vì thế, trong trường hợp thấy xuất hiện nhiều chấm đen trên tôm thì cần tiến hành thay nước, bón vôi để xử lý sau đó dùng vi sinh. Mặt khác bổ sung thêm Vitamin C vào thức ăn cho tôm.

3. Bệnh đốm đen, đốm nâu trên vỏ

Tôm từ 2 – 3 tháng trở lên thường xuất hiện các đốm nâu và từ từ chuyển sang đốm đen, sau đó ăn mòn đi các phần phụ như: chân bụng, râu, đuôi, thân tôm. Khi bị bệnh tôm sẽ yếu ăn, hoạt động chậm chạp, xuất hiện các tổn thương bị melanin hóa. Bệnh đốm đen có khả năng xuất hiện ở tất cả các giai đoạn nhưng chủ yếu là tôm bố mẹ và tôm trưởng thành từ 45 ngày trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh là do các loại vi khuẩn gây ra như: Vibrio, Pseudomonas, Aeromonas,.. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh tôm cần cải thiện môi trường ao nuôi, điều chỉnh các yếu tố môi trường về mức ổn định. Tạt men vi sinh nhằm ngăn ngừa sự phát triển của Vibrio.

4. Tôm càng xanh bị đóng rong

Bệnh đóng rong xuất hiện trên cả tôm thẻ và tôm sú, bệnh xuất hiện trong những môi trường nước xấu, chế độ thay nước không tốt dẫn đến tình trạng ô nhiễm, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn, suy dinh dưỡng hay nền đất dơ bẩn. Khi bị bệnh trên mình tôm sẽ xuất hiện lớp tảo, rong bám khiến di chuyển khó, không lột xác được và gây chết khi hàm lượng oxy thấp.

Để phòng bệnh đóng rong trên tôm càng xanh người nuôi cần giữ môi trường ao nuôi tốt, cho ăn hợp lý, định kỳ xử lý bùn hữu cơ, chất thải dư thừa dưới đáy ao nuôi. Khi tôm bị bệnh thì cần thay nước mới, tăng cường thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm nuôi.

Cac benh thuong gap o tom cang xanh, các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh, cac benh hay gap o tom cang xanh, các bệnh hay gặp ở tôm càng xanh, các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh, cac benh thuong gap tren tom cang xanh
Các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh cần được phát hiện nhanh các biểu hiện, nguyên nhân

5. Bệnh tôm lột xác dính vỏ

Đây là bệnh thường gặp ở tôm càng xanh với ấu trùng ở giai đoạn từ 10 – 22 ngày. Trong giai đoạn lột xác vỏ sẽ dính lại ở chân ngực khiến ấu trùng không bơi được và chết. Thông thường cứ 100% con lột xác sẽ bị dính từ 10 – 30% bị nhiễm.

Tôm lột xác dính vỏ là do thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, lượng oxy trong nước thấp, nước ao bị ô nhiễm do mùn bã hữu cơ dư thừa nhiều, tôm thiếu khoáng. Do đó, cần bổ sung thêm khoáng vào thức ăn, định kỳ thay nước, thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe của tôm, tránh thức ăn dư thừa, hạn chế ô nhiễm nguồn nước, bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm.

Ngoài Top 5 bệnh trên tôm càng xanh nói trên thì chúng còn có thể gặp phải một số bệnh khác như: bệnh đỏ đuôi, bệnh mềm vỏ, hội trứng phát sáng ở ấu trùng, nhiễm nấm,… người nuôi cần thường xuyên kiểm tra và có các giải pháp phòng trị cho tôm nuôi.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh hiệu quả

Các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh bùng phát nguyên nhân chủ yếu là do môi trường ao nuôi, do vi khuẩn và virus gây ra. Người nuôi cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ đầu vụ nuôi, hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn.

1. Kiểm tra đánh giá môi trường ao nuôi thường xuyên

Định kỳ sử dụng bộ test 9 chỉ tiêu Sera để kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi một cách nhanh chóng và chính xác với các loại test: test pH, test kH, test NH3/NH4, test NO2, test NO3, test PO4, test Fe, test Cu, test Clo. Từ đó có thể chủ động điều chỉnh các chỉ tiêu về mức ổn định.

Các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh phòng ngừa bằng bộ test 9 chỉ tiêu, cac benh thuong gap o tom cang xanh,
Bộ test 9 chỉ tiêu được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản

2. Xét nghiệm bệnh tôm bằng PCR

Phát hiện sớm các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh qua xét nghiệm PCR giúp người nuôi tìm ra phương pháp điều trị các loại bệnh nhanh và hiệu quả hơn. Hệ thống PCR Pockit được vận hành theo công nghệ hiện đại với kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán một số bệnh phổ biến trên tôm như:

– Bệnh đốm trắng trên tôm, Bệnh hoại tử cơ trên tôm, Bệnh phát sáng trên tôm, Phát hiển vi khuẩn Vibrio trên tôm…

3. Sử dụng đĩa thạch trong ao tôm

Việc kiểm tra và đánh giá nguồn vi khuẩn có lợi và có hại trong ao nuôi tôm là rất cần thiết để người nuôi có thể điểu chỉnh một cách phù hợp tránh được các bệnh trên tôm càng xanh. Sử dụng đĩa thạch sẽ là phương pháp hữu hiệu giúp xác định được tổng khuẩn gây bệnh trong ao nuôi hàng ngày.

Các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh - Sử dụng đĩa thạch phát hiện vibrio, Các bệnh thường gặp trên tôm càng xanh phòng ngừa bằng bộ test 9 chỉ tiêu, cac benh thuong gap o tom cang xanh,
Sử dụng đĩa thạch TCBS định lượng khuẩn Vibrio trong ao thủy sản

4. Bổ sung chế phẩm sinh học

Nuôi tôm an toàn sinh học đang là hướng đi bền vững của ngành nuôi tôm tại Việt Nam. Việc bổ sung định kỳ các loại chế phẩm hữu ích cho tôm vừa có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh vừa tăng sức đề kháng cho tôm nuôi trước mầm bệnh

Lưu ý:

— Cải tạo ao nuôi kỹ trước khi vào mùa vụ

— Cấp nước đã qua xử lý cho ao nuôi

— Lựa chọn tôm giống chất lượng, sạch bệnh tại các cơ sở sản xuất giống uy tín

— Cho ăn lượng thức ăn phù hợp, cho ăn bằng nhá tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi

— Trang bị hệ thống quạt nước đảm bảo cung cấp hàm lượng oxy đầy đủ cho tôm phát triển

Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận