Trong thức ăn thủy sản, đặc biệt là đối với thức ăn tôm rất cần sự ổn định của thức ăn. Đặc biệt, thức ăn tôm là thức ăn chìm, nên yêu cầu độ kết dính cao hơn và khả năng tan vào nước chậm hơn. Do đó, chất kết dính thường được dùng để giúp thức ăn đạt được sự ổn định của một lượng nước cần thiết.
Chất kết dính bentonite là gì?
Bentonite có tên gọi khác là Montmorillonite, chúng được hình thành từ tro núi lửa tự nhiên.
Bentonite có thành phần chính là khoáng Montmorillonite cùng một số loại khoáng khác như saponite, notronite, beidellite, natri, đồng, sắt và kali, calci, magne, silic.
Bentonite có màu trắng sữa hoặc màu xám là loại khoáng sét có tính hóa keo cao, cùng với các đặc tính thủy hóa, giãn nở, độ hút nước, độ nhớt cao nên được ứng nhiều trong các ngành công nghiệp khác nhau.
Bentonite có độ nhớt và tính nở rất cao, Màu sắc chủ yếu thường là màu vàng, nâu nhạt, nâu đậm và hồng. Trên thế giới, các mỏ Sodium bentonite ít hơn nhiều lần so với các mỏ Calcium bentonite.
Ở Việt Nam, nguồn Bentonite rất phong phú tại nhiều nơi như: Cổ Định – Thanh Hóa, Tuy Phong – Bình Thuận, Di Linh – Lâm Đồng,..
Chất kết dính bentonite có mấy loại?
Ngày nay, bentonite được khai thác với nhiều chủng loại khác nhau để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau của con người.
Bentonite có màu trắng sữa hoặc màu xám
Bentonite gồm có hai loại:
- Sodium bentonite với độ nở và khả năng tạo gel cao, tuy nhiên có trữ lượng ít.
- Calcium betonite với độ nở thấp hơn nhưng lại có trữ lượng lớn.
Tính chất của Bentonite
Trao đổi ion
Trao đổi ion là một tính chất cơ bản của bentonite. Tính chất này được kiểm tra qua giá trị dung lượng trao đổi cation CEC, khi giá trị này càng lớn thì khả năng trao đổi cation càng nhiều và ngược lại.
Tính hấp thụ và liên kết
Bentonite có khả năng liên kế và hấp thụ rất tốt. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào tính chất, kích thước và hình dạng của chất bị hấp thu. Hầu hết các ứng dụng của bentonite đều dựa trên việc phản ứng với nước. Nhờ khả năng hấp thụ lớn nên bentonite rất được ưa chuộng sử dụng trong công nghiệp vai trò là chất hấp thu tự nhiên,
Đa dạng các lĩnh vực ứng dụng bentonite
Trong xây dựng
Bentonite thường được sử dụng làm dung dịch giữ thành, ngăn chặn nước chảy vào từ các khe nước ngầm và giữ sự ổn định cho hố khoan. Ngoài ra, dung dịch này còn được hút lại và được tái sử dụng cho những lần khoan tiếp theo, tránh lãng phí. Thường được thu lại sau khi làm sạch hố và được tái sử dụng cho những lần khoan tiếp theo.
Bentonite thường được sử dụng làm dung dịch giữ thành, ngăn chặn nước chảy vào từ các khe nước ngầm và giữ sự ổn định cho hố khoan.
Trong môi trường
Bentonite giúp cải tạo đất và làm tăng độ đàn hồi của đất. Ngoài ra, bentonite còn được sử dụng để sản xuất các loại phân vi sinh, phân bón hữu cơ…
Bentonite còn được ứng dụng vào xử lý nước thải. Dựa vào đặc tính hấp thu, bentonite thường được sử dụng như một vật liệu bịt kín trong xây dựng và cải tạo các bãi chôn lấp rác thải với mục đích bảo vệ nguồn nước ngầm khỏi bị ô nhiễm.
Trong nông nghiệp
Bentonite có tính trương nở, độ nhớt và hàm lượng silic dioxit cao nên có khả năng hấp thu được độc tố, diệt nấm mốc, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi. Với ưu điểm vượt trội mà bentonite được các nước phát triển trên thế giới sử dụng làm chất độn, chất kết dính, chất tạo viên trong ngành sản xuất thức ăn cho tôm cá, gia cầm,…
Ngoài ra, bentonite còn được sử dụng làm các loại phân bón vi sinh, phân bón hữu cơ hay các loại phân bón khoáng chất trong trồng trọt giúp cây cối phát triển tốt kể cả vào mùa khô.
Trong mỹ phẩm và y học
Bentonite cũng được sử dụng khá nhiều trong công nghệ làm đẹp, mỹ phẩm.Đất sét bentonite giúp làm se khít lỗ chân lông, giảm dầu thừa, làm căng trắng và sáng mịn da, còn hỗ trợ giảm sẹo rất tốt cho da. Trong y học, Bentonite được dùng làm thuốc giải trong ngộ độc kim loại nặng. Ngoài ra, ta còn có thể tìm thấy bentonite trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da trẻ em, sữa rửa mặt, tẩy trang,…
Bentonite cũng được sử dụng khá nhiều trong công nghệ làm đẹp, mỹ phẩm.
Chất kết dính bentonite trong sản xuất thức ăn cho tôm cá
Chất kết dính giúp gia tăng độ kết dính của thức ăn, từ đó chúng đóng góp dinh dưỡng cho thức ăn, giảm sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền của thức ăn trong môi trường nước, giúp giảm bụi trong chế biến thức ăn.
Giá trị của chất kết dính như: đóng góp dinh dưỡng cho thức ăn, giảm sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền của thức ăn trong môi trường nước, giảm bụi trong quá trình chế biến thức ăn.
Tuy nhiên, một số chất kết dính có thể làm ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn, một vài loài cá không chấp nhận thức ăn quá cứng.
Trong đó, tinh bột được gelatin hóa là chất kết dính tự nhiên tốt nhất cho tôm, tuy vậy để tăng độ kết dính của thức ăn phải bổ sung thêm chất kết dính. Một số chất kết dính được dùng trong thức ăn của tôm cá gồm:
- Nhóm có nguồn gốc từ tảo biển như agar, aginate…
- Nhóm có nguồn gốc từ thực vật như tinh bột, hemicelluloses, carboxymethyl…
- Nhóm có nguồn gốc động vật như gelatin, collagen, chitosan…
- Nhóm có nguồn gốc vô cơ (bentonite) và các chất tổng hợp như urea formaldehyde.
Tuy nhiên, theo EU và Mỹ, urea formaldehyde không được phép có trong thức ăn của động vật thủy sản, do đó gluten lúa mì và gelatine là những lựa chọn được sử dụng tại các khu vực này.
Vậy sử dụng betonite trong thức ăn tôm cá có bị ảnh hưởng gì không?
Bentonite không hề độc, nó được sử dụng là phụ gia cho thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm có chứa trên 40 loại nguyên tố hóa học có giá trị dinh dưỡng cao, ảnh hưởng tốt đến quá trình tiêu hóa, làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong đường ống dạ dày và trong đường ruột vật nuôi.
Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng kích thích sinh trưởng, sinh sản giúp giảm chi phí thức ăn và tăng năng suất chăn nuôi thủy sản.