Chu kỳ sống của tôm sú
1/ Nauplli:
6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn
– N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm
– N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
– N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
– N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
– N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm
2/ Zoea:
3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh.
– Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt.
– Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
– Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.
3/ Mysis:
3 giai đoạn: 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
– M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
– M2: dài khoảng 4.0mm.
– M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy.
4/ Postlarvae (giai đoạn gần trưởng thành)
5/ Juvenil (giai đoạn trưởng thành)
Hình: Aquaculture Department. SE Asian Fisheries Development Center. Philippines
6/ Tuổi thành thục:
– Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ của con cái để xác định tuổi thành thục. Đối với tôn đực tuổi thành thục là khi thấy có tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh của tôm. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
– Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được sản sinh bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra.
– Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn.
– Tôm cái đẻ nhiều hay ít trứng phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng của tôm. Trọng lượng tôm lớn cho trứng nhiều hơn. Tôm cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng.
– Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ). Trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28 độ C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính là từ tháng 3 đến tháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 10.
– Tuổi thọ tôm sú đực khoảng 1,5 năm, tôm cái khoảng 2 năm.
Ngoài chu kỳ sống của tôm sú còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET