Tập tính ăn và lột xác của tôm sú

Tập tính ăn và lột xác của tôm sú

Tập tính ăn

– Tôm sú là loại ăn tạp. Tôm sú thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ. Tôm sú đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng.

– Trong tự nhiên, 85% thực ăn của tôm sú là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ; 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.

– Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút.

– Trong ao nuôi, tôm sú bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối.

– Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá thức ăn của tôm trong dạ dày là 4-5 giờ.

Lột xác

– Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên.

– Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác thường đi đôi với việc tăng thể trọng. Tuy nhiên cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.

– Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể.

– Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn.

– Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi, cần điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời để tránh tôm nuôi bị yếu, nhiễm bệnh khi lột. Khi tôm yếu thì không kích tôm lột.

– Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt – inhibiting hormone) được tiết ra bởi các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, để kiểm soát sự lột xác của tôm. Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn bên ngoài sẽ có ảnh hưởng tới tôm khi tôm lột xác.

Ngoài tập tính ăn và lột xác của tôm sú còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận