Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng và cách kích thích tôm lột xác
Quá trình lột xác của tôm
1. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng
Trong thời gian mới thả giống (tôm post) tôm lột xác nhiều lần và thời gian giữa các lần diễn ra ngắn. Khi tôm lớn, số lần lột xác giảm dần và thời gian mỗi lần cũng cách xa nhau.
2. Thời gian lột xác của tôm
Thông thường, tôm thẻ chân trắng lột xác xác vào ban đêm từ 22h – 2h đêm, cụ thể thời gian được mô tả trong ảnh dưới đây:
Tuy nhiên, để tôm lột xác đồng đều và tốt nhất thì cần nắm được những yếu tố về môi trường, dinh dưỡng và dịch bệnh. Đối với những ao nuôi tôm có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan có sẵn càng cao và ngược lại. Vì thế, đối với những ao nuôi có độ mặn thấp thì cần phải tăng cường việc bổ sung chất khoáng, giúp tôm lột xác đồng đều và nhanh cứng vỏ.
Phương pháp kích thích tôm lột xác đồng đều và nhanh cứng vỏ
Trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng đôi khi tôm sẽ gặp hiện tượng tôm chậm, khó lột xác. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do tôm thiếu chất dinh dưỡng, tôm còi cọc, không đủ chất để làm đẩy vỏ nên vỏ không nứt ra để lột xác được. Mặt khác, môi trường không tốt, tôm bị mắc các mầm bệnh nư nấm, đóng rong,… cũng có thể khiến tôm chậm lột vỏ, thậm chí không thể lột vỏ được
Vì vậy trong quá trình lột xác của tôm cần phát hiện các dấu hiệu như:
– Có hiện tượng lột xác đồng loạt do mất phụ bộ, tổn thương cơ thể, sinh vật bám ngoài vỏ. Hiện tượng này làm chất lượng nước suy giảm (nước có hiện tượng đục, tảo trong ao nuôi tăng).
– Lượng thức ăn tăng dồn dập trong vài ngày dẫn đến hiện tượng lột xác liên tục.
Cách phòng tránh và điều trị:
– Thay nước một phần, diệt khuẩn ngoại ký sinh.
– Tiến hành xử lý vi sinh, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho ao nuôi.
Để đảm bảo tôm lột xác đồng đều cần lưu ý:
– Thứ nhất, đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong nước ao nuôi mức cao 4 – 6 mg/l trong suốt quá trình lột xác của tôm, trong thời gian tôi lột xác cần tăng cường quạt nước, sục khí cho ao nuôi.
– Thứ hai, duy trì độ pH trong ngưỡng thích hợp cho tôm lột xác tốt nhất trong khoảng từ 7,5 – 8,5
– Thứ ba, đảm bảo cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết giúp tôm lột xác tốt hơn. Đặc biệt, chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng diễn ra phức tạp, trong khi tôm thẻ có nhu cầu về chất khoáng cũng rất cao nên bà con cần phải lưu ý và bổ sung hợp lý nhất.
– Thứ tư, phòng ngừa và điều trị các bệnh đóng rong, nấm, đen mang, đốm trắng… ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm. Định kỳ tiến hành xét nghiệm PCR để chẩn đoán và xác định bệnh chính xác nhất.
Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công
NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET