Nhiều năm nay, do sự gia tăng diện tích nuôi trồng thủy sản kéo theo sự gia tăng chất thải vào môi trường. Tại nhiều vùng nuôi trên địa bàn các tỉnh, ngoại trừ những khu nuôi theo quy hoạch thì hầu hết các hộ nuôi nhỏ lẻ, cá nhân đều chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải và bùn thải tập trung.
Quá trình hình thành nước thải thủy sản
Tại Việt Nam hiện nay, ngoài các hình thức nuôi trồng thủy sản trong lồng bè, thì hình thức nuôi trồng trong các ao hồ hết sức phổ biến và phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước. Đối tượng nuôi chủ lực hiện nay là các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ,…
Với diện tích và tốc độ nuôi hiện nay, nước thải được tạo ra một số lượng lớn trong suốt quá trình nuôi. Nguồn nước thải này luôn chứa thức ăn dư thừa, xác của vật nuôi, chất thải của vật nuôi,…
Vì vậy, nước thải thường có màu và mùi khó chịu, lượng oxy trong nước thấp. Nếu không xử lý, thành phần của nước thải có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Đặc biệt là chất thải có chứa nhiều mầm bệnh ảnh hưởng đến cả vật nuôi cũng như tác động đến sức khỏe con người.
Tính chất của nước thải thủy sản
Nước thải thủy sản tại các ao hồ thường có nồng độ COD, BOD, N và vi sinh vật gây hại cao do nguồn hữu cơ từ thức ăn dư thừa, các chế phẩm sinh học sử dụng trong chăn nuôi và nước thải từ chính vật nuôi. Chiếm tỷ lệ cao nhất đó chính là nước thải nuôi cá và nước thải nuôi tôm.
Nước thải nuôi cá
Trong nuôi trồng thủy sản, cá là loài động vật được nuôi khá phổ biến. Nước thải nuôi cá chứa lượng lớn Nitơ, phốt pho cùng một số hợp chất carbonic… Chất hữu cơ trong nước thải dễ dàng làm giảm oxy và tăng hàm lượng COD, BOD, sulfit hydrogen, amoniac, metan…
Nước thải nuôi tôm
Nước thải của ngành nuôi tôm chứa 1 lượng lớn chất Nito, photpho và các chất dinh dưỡng khác, gây nên sự siêu dinh dưỡng, do đó kèm sự gia tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất cacbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy hòa tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrogen, amoniac và hàm lượng methanol trong vực nước tự nhiên.
Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận, như rừng ngập mặn và ở những nơi nước tù. Hầu hết, các chất trong nước nuôi tôm lắng đọng dưới đáy, đây chính là nguồn nguy hại cho tôm, và hoạt động nuôi tôm. Lớp bùn này rất độc hại, thiếu oxy, chứa nhiều chất gây hại như amoniac, sunfuric,…
Nước thải của ngành nuôi tôm chứa 1 lượng lớn chất Nito, photpho và các chất dinh dưỡng khác
Hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải thủy sản gây ra
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang gặp phải rất nhiều các vấn đề về môi trường: Tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi ở mức đáng báo động. Khu nuôi trồng thủy sản thâm canh và siêu thâm canh là mối nguy gây ô nhiễm môi trường nếu không thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải. Bởi nó tạo ra một lượng lớn chất thải trong ao nuôi và xả ra môi trường xung quanh gây nên những hậu quả nặng nề.
Nhiều vùng nuôi trên cả nước hiện nay đã có rất nhiều trường hợp cá tôm chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho ngành thủy sản. Nguyên nhân của hầu hết các vụ việc được xác nhận là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Đặc biệt là do ảnh hưởng từ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Việc xử lý nước thải công nghiệp cũng xảy ra những chất gây ô nhiễm bao gồm như chì, ammonia, dung môi,… đều gây hại cho người và động vật thủy sản. Những chất thải như chì, NH3, cyanide, bùn,… là những chất độc làm cho nguồn nước nuôi thủy sản bị ô nhiễm nghiêm trọng và làm hại trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sống của động vật thủy sản.
Trong tương lai, nếu không áp dụng đúng luật định về môi trường sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho môi trường chung của Việt Nam và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng.
Một số giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản hiện nay
Các phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản được ứng dụng hiện nay như:
Biện pháp vật lý – cơ học (lắng, lọc, siphon, sử dụng tia cực tím,…)
Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng xử lý vật lý -cơ học. Phương pháp này giúp loại bỏ các loại tạp chất không hòa tan. Bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải. Biện pháp này thường ứng dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý và nguyên vật liệu được dùng. Trong biện pháp này là vật chắn, sử dụng hệ thống lắng và hệ thống lọc cơ học.
Biện pháp này là vật chắn, sử dụng hệ thống lắng và hệ thống lọc cơ học
Phương pháp xử lý hóa lý
Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng sử dụng cơ chế về hóa lý. Có nghĩa là sử dụng chất phản ứng với các chất bẩn có trong nước thải. Làm cho các chất cặn bẩn này bị lắng đọng lại. Hoặc hòa tan thành chất không độc hại.
Phương pháp xử lý hóa học
Phương pháp này sử dụng một số hóa chất đưa vào môi trường nước thải. Các loại chất hóa học này sẽ tham gia vào quá trình oxy hóa khử vật chất ô nhiễm. Hoặc trung hòa tạo chất kết tủa, hoặc tham gia vào cơ chế phân hủy.
Phương pháp xử lý sinh học
Xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng sinh học này lợi dụng khả năng sống và hoạt động. Của các loại vi sinh vật có trong nước để phân hủy các chất gây ô nhiễm. Cặn bẩn dạng hữu cơ có trong nguồn nước thải. Các vi sinh vật này sử dụng một số hợp chất hữu cơ, chất khoáng và muối dinh dưỡng. Làm thức ăn và tạo ra năng lượng cho chúng phát triển.
Biện pháp này giúp loại bỏ được các chất hữu cơ hòa tan hoặc chất phân tán nhỏ, keo, hợp chất lắng tụ. Trên nền đáy, sản phẩm cuối cùng của phương pháp sinh học chính là khí CO2, nước, nito, ion sunfat,… Quá trình nuôi vi sinh vật này, bạn cần sử dụng đến giá thể vi sinh, và máy thổi khí oxy để tạo oxy cho vi sinh vật phát triển.
Ngoài các phương pháp trên, người nuôi cần thực hiện tốt công tác quản lý môi trường, giám sát định kỳ với các tổ chức cá nhân. Thường xuyên tuyên truyền, vận động các hộ nuôi cam kết thực hiện đúng theo quy định. Áp dụng nuôi an toàn sinh học, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh,… nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh.