Thử nghiệm tại ShrimpVet đã khẳng định hiệu quả của khô đậu lên men làm giảm mức độ nghiêm trọng và tác động của EMS/AHPND lên TTCT. Thử nghiệm bắt đầu vào 16/1/2020 gồm giai đoạn thích ứng 1 ngày, 21 ngày cho ăn, 1 ngày thử thách và 10 ngày hậu thử thách dịch bệnh.
Xây dựng thử nghiệm
Bể và nước
Thử nghiệm được tiến hành trong bể nhựa 120 l, trang bị máy lọc sinh học than hoạt tính và sục khí và che phủ bằng nhựa để giảm rủi ro lây nhiễm chéo. Sử dụng nước lợ độ mặn 20 ppt. Các thông số chất lượng nước: DO, pH và nhiệt độ được đo hàng ngày. Ammonia nitrogen tổng (TAN), nitrite và độ kiềm toàn phần được đo 2 lần/tuần.
Tôm
TTCT sạch bệnh (SPF) được sản xuất từ tôm bố mẹ nguồn gốc Hawaii và được kiểm tra mầm bệnh. Phân tích PCR các mầm bệnh: vi bào tử trùng (EHP), virus đốm trắng (WSSV), hội chứng Taura (TSV), hoại tử cơ (IMNV) và tôm chết sớm (EMS/AHPND). Tôm post và nauplius được nuôi trong hệ thống đảm bảo an toàn sinh học nghiêm ngặt. Kiểm tra ấu trùng tôm post một lần nữa bằng phương pháp PCR để phát hiện mầm bệnh quan trọng: EHP, WSSV, TSV, IMNV và EMS/AHPND. Trước khi bắt đầu thử nghiệm 1 ngày, chia tôm và cân trọng lượng để xác định khối lượng ban đầu. Khối lượng trung bình ban đầu của tôm khoảng 0,56±0,04 g.
Nghiệm thức
Thử nghiệm gồm 5 nhóm; các nghiệm thức ở nhóm D1-D3 chứa khô đậu lên men ME-PRO (Prairie Aquatech, USA) ở 3 mức bổ sung: 10% (D1), 20% (D2) và 30% (D3). Ngoài ra còn có nghiệm thức đối chứng dương (D4) và nghiêm thức đối chứng âm (D5). Mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần/nhóm.
Xây dựng toàn bộ công thức thức ăn bằng phần mềm công nghiệp và sản xuất theo phương pháp ép đùn thương mại. Các phân tích hóa học (thực hiện phân tích nhanh và phân tích thành phần khoáng của thức ăn tại phòng thí nghiệm của bên thứ 3 – Phòng thí nghiệm Midwest, Omaha, NE). Tôm được cho ăn tùy thích theo khẩu phần tương ứng với 4 cữ/ngày suốt thử nghiệm. Lượng tiêu thụ thức ăn được báo cáo suốt thử nghiệm; lượng cho ăn được điều chỉnh tùy thuộc vào sinh khối và tiêu thụ thức ăn thực sự.
Tiến hành thử nghiệm
Phương pháp thử thách
Sử dụng phương pháp ngâm thẩm thẩu để thách thức dịch bệnh. Tổng số 28 bể nuôi được sử dụng làm bể thử nghiệm và bể đối chứng dương. Môi trường dinh dưỡng tryptic soy broth +2% sodium chloride (TSB+) cấy chủng virus ổn định Vibrio parahaemolyticus đã nuôi trong 24 giờ. Huyền phù vi khuẩn được bổ sung vào để đạt mật số vi khuẩn đo được bằng phương pháp hấp thụ mật độ quang (OD 800 nm). 4 bể đối chứng âm được xử lý bằng TSB+ vô trùng bổ sung trực tiếp vào bể. Liều thử thách dịch bệnh là 3,25×105 CFU/mL – liều gây chết 90%. Chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm H&F và mô bệnh học tiêu chuẩn.
Phân tích phân tử và mô học
5 ngày trước khi bắt đầu thử nghiệm, 2 mẫu tôm được lấy ra khỏi bể kiểm tra dịch bệnh WSSV, TSV, EMS/AHPND, EHP và IMNV. Suốt thử nghiệm thách thức với dịch bệnh, ở mỗi nghiệm thức sẽ lấy ra 2 mẫu tôm đại diện để phân tích mô học. Các mẫu này được thu gom trong 120 giờ sau khi thử thách với dịch bệnh. Các kết quả PCR đã chỉ ra tôm tham gia thí nghiệm không nhiễm các mầm bệnh nói trên trước khi thử nghiệm bắt đầu.
Phân tích thống kê
Các thông số chất lượng nước (nhiệt độ, DO, pH, TAN, nitrite và độ kiềm) và tỷ lệ sống của tôm được phân tích bằng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA), P<0,05. Suốt 33 ngày thử nghiệm, các thông số chất lượng nước được theo dõi và ghi chép lại.
Kết quả
Tỷ lệ sống
Suốt thử nghiệm, đếm số lượng tôm hàng ngày để ước tính tỷ lệ sống. Sau 21 ngày trước thử thách dịch bệnh, tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức không có sự khác biệt (P>0,05). Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức D1, D2, D3, D4 và D5 lần lượt là 85.00±2.00%, 87.00±2.00%, 86.00±2.31%, 87.00±2.00% và 87.00±2.00%.
Suốt quá trình trong và sau thử thách dịch bệnh, tôm ở nhóm đối chứng âm không có dấu hiệu lâm sàng bệnh EMS/AHPND và tỷ lệ sống cuối cùng cao hơn hẳn các nhóm còn lại (88.53±2.51%). Điều này cho thấy, các bước xây dựng thử nghiệm tương đối hợp lý và không xảy ra hiện tượng lây nhiễm chéo tới nhóm đối chứng âm.
Sau 10 ngày hậu thử thách dịch bệnh, tỷ lệ sống của nhóm đối chứng dương là 8.12±7.00%. Tỷ lệ sống của tôm ở nhóm D1, D2 và D3 lần lượt là 9.36±5.32%, 17.32±7.13% và 35.17±21.60%. Các kết quả cho thấy, tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức D3 (35.17±21.60%) cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng dương (8.12±7.00%) (P<0.05).
Tỷ lệ sống của tôm ở nghiệm thức D1 và D2 không có sự khác biệt thống kê so với nhóm đối chứng dương, nhưng càng về sau, tỷ lệ sống của nhóm tôm này lại cao hơn khi bổ sung ME-PRO vào khẩu phần. Rõ ràng, thành phần này đã củng cố khả năng dung nạp bệnh AHPND, từ đó hạn chế tác động của dịch bệnh tới tôm giống.
ME-PRO là một giải pháp tiềm năng để sản xuất thức ăn thân thiện môi trường. Không chỉ chứa hơn 70% protein thô, hàm lượng cao phốt pho tiêu hóa được, thành phần này còn nhiều lý tính khác như độ nhớt cao để cải thiện độ ổn định chất liệu phân, ít vụn và cỡ hạt nhỏ đều có tác dụng cải thiện chất lượng nước. Các yếu tố hoạt tính sinh học trong Me-PRO đã củng cố hệ vi khuẩn đường ruột, giảm nhiễm trùng ruột và thúc đẩy trao đổi chất, từ đó cải thiện sức khỏe của vật nuôi.
Những kết quả từ nhiều thử nghiệm cho ăn đã chứng minh, ME-PRO duy trì sức khỏe của tôm, hiệu suất tăng trưởng cao và hiệu quả sử dụng thức ăn. Kết quả đạt được trong nghiên cứu này cũng chỉ ra tỷ lệ bổ sung ME-PRO trong thức ăn công thức có thể tác động tích cực tới tỷ lệ sống của tôm nhiễm EMS/AHPND. Đây chính là thành phần chức năng giúp ngăn chặn dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành công nghiệp nuôi tôm.
>> Năm ngoái, châu Âu đã cho phép sử dụng Me-Pro trong NTTS. Do hàm lượng phytate thấp và 90% phốt pho trong sản phẩm này đều được tôm, cá tiêu thụ, nên bổ sung Me-Pro đã giảm hàm lượng phốt pho xả vào nước thông qua chất thải của tôm, cá. |
TS Sergio F.Nates
Phó Giám đốc điều hành Prairie Aquatech