Kim ngạch của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 sẽ đạt mức tăng 40 – 50% so với 6 tháng đầu năm. VNDirect kỳ vọng và sự phục hồi của thị trường Mỹ, chính là động lực cho sự tăng trưởng này.
Nửa năm đầu ảm đạm của xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Theo số liệu mà Tổng cục Thống kế đưa ra, chỉ tính đến 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã giảm 24%, đạt 800 triệu USD. Nếu tính với cùng kỳ năm 2022 thì lũy kế 5 tháng đầu năm, thủy sản chỉ đạt gần 3.4 tỷ USD, đã giảm 28%.
Tổng quan đều thấy, các mặt hàng chủ lực đều có chiều hướng giảm mạnh, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới, bị ảnh hưởng nặng nề từ lạm phát, suy thoái kinh tế. Điều này đã khiến cả lượng xuất khẩu và giá bán bình quân đều giảm theo.
Cùng với đó, trong 4 tháng qua, Nhật Bản đã vượt qua Mỹ, để trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù, thị trường này cũng đã giảm đi 9%, xuống còn 444 triệu USD so với cùng kỳ 2022. Mặc dù đã có sự thay đổi ở vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, 4 thị trường chủ chốt năm 2023 của xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn là: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.
Đánh giá khả quan ở nửa năm cuối 2023
Theo như dự báo gần đây của Công ty chứng khoán VNDirect, họ rất kỳ vọng nhập khẩu từ thị trường Mỹ sẽ được phục hồi vào những tháng cuối năm 2023. Bởi do lạm tăng cao, suy thoái kinh tế, đã khiến người dân Mỹ tiết kiệm chi tiêu đối với các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng.
Giá trị xuất khẩu thủy sản hàng tháng của Việt Nam (triệu USD). Ảnh: Tép Bạc
Trong khi đó, tại các nước EU, cũng trong bối cảnh suy thoái và lạm phát. Thế nhưng, người dân các nước này lại yêu thích cá thịt trắng từ Việt Nam với giá thành phải chăng. Do đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ 2022, còn 45 triệu USD. Đã ghi nhận mức tăng trưởng nhập cá tra Việt Nam đạt đến 2 con số tại các nước EU như Thụy Điển, Đan Mạch, Romania, Bulgaria. Và một số quốc gia khác tại Châu Âu cũng đã đạt mức tăng trưởng dương 3 con số, điển hình như Đức, Litva, Phần Lan.
Quay trở lại với thị trường Trung Quốc, sau 3 năm thực hiện chính sách “Zero Covid”, thị trường này đã chính thức mở cửa. Khiến nhập khẩu thủy sản tăng đáng kể. Cụ thể, trong quý I/2023 tăng 13%, đjat 4.5 tỷ USD, đồng thời tổng khối lượng nhập khẩu tăng 17% so với cùng kỳ. Mặc dù có mức tăng trưởng là vậy, nhưng xuất khẩu thủy sản Việt Nam lại không đạt được sự kỳ vọng, bởi chỉ có 364 triệu USD giảm 30% của các mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, sản phẩm tôm của Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh của Ecuador và Ấn Độ. VNDirect cũng nhấn mạnh thêm, người dân Trung Quốc đã có tâm lý cẩn thận hơn trong chi tiêu. Do tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng lên mức kỷ lục.
Mặc dù, thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang gặp khó khan. Nhưng đâu đó vẫn tồn tại một số triển vọng tích cực đã được nhìn thấy trong nửa cuối năm 2023 mà chúng ta có cơ sở để hy vọng.
Theo dự báo của Vasep, trong 2 quý còn lại của năm 2023, xuất khẩu thủy sản có thể phục hồi một phần. Bằng việc đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ ngành thủy sản vượt qua khó khăn tronghiện tại. Cụ thể, điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% và lãi suất vay VNĐ xuống dưới 7% để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Đồng thời, cho các doanh nghiệp được giãn nợ từ 4 – 6 tháng đối với khoản vay đến kỳ trả trong quý II và quý III. Như vậy, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được vay theo hạn mức. Dựa theo bối cảnh xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp có thể thu gom ổn định nguồn nguyên liệu của nông – ngư dân và chế biến, trữ hàng chuẩn bị cho xuất khẩu ở các quý tiếp theo trong năm 2023.
Ngoài ra, Vasep tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm và xem xét có gói kích cầu 10.000 tỷ đồng. Để các doanh nghiệp xuất khẩu có khả năng mua dự trữ nguyên liệu để xuất khẩu sau 3 – 6 tháng nữa trong năm 2023 và quý I/2024. Nếu thực hiện kích cầu sớm, người nuôi thủy sản có được tâm lý yên tâm, tiếp tục thả nuôi thay vì treo ao trong giai đoạn hiện nay.
Cánh cửa nào sẽ mở ra để xuất khẩu thủy sản vượt lên trong giai đoạn khó khăn?
Mặc dù, tín hiệu từ thị trường cho thấy giai đoạn khó khăn đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải đấu đầu với sự cạnh tranh về giá, nguồn nguyên liệu. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong cải thiện sản phẩm, tập trung vào chế biến sâu, đầu tư vào chuỗi giá trị để có thể duy trì đơn hàng.
Kỳ vọng vào sự phục hồi của xuất khẩu thủy sản Việt Nam nửa năm cuối 2023. Ảnh: Tép Bạc
Để ngành thủy sản có thể lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu thủy sản. Ðối với từng thị trường cụ thể, chúng ta cần có những giải pháp riêng, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cả trước mắt và lẫn về lâu dài. Lấy ví dụ từ thị trường Trung Quốc, có nhu cầu nhập khẩu rất lớn thủy sản cho cả tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Vậy nên, cần có sự quan tâm, đánh giá và phối hợp giữa các ngành, địa phương để xây dựng một chiến lược dài hạn nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Theo chia sẻ của đại diện VASEP, việc đề xuất gói vay vốn với lãi suất thấp sẽ giúp các doanh nghiệp có đủ kinh phí để thu mua nguyên liệu cho nông dân. Qua đó, giải quyết được phần nào khó khắn, giúp họ yên tâm duy trì chuỗi sản xuất. Nếu chính sách này được triển khai sớm, không chỉ giải tỏa được áp lực tâm lý cho chuỗi ngành hàng thủy sản, mà còn mang tính chất chuẩn bị trước để đón đầu thị trường phục hồi bất cứ lúc nào trong thời gian tới.
Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng xu thế mới của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Ðiều này không chỉ giúp các sản phẩm thủy sản Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại, mà còn tạo ra chuỗi giá trị lớn trên toàn cầu cho ngành trong tương lai…