Nguyên nhân làm cho ao nuôi phát sáng

Trong quá trình nuôi tôm nếu thường xuyên theo dõi vào ban đêm người nuôi sẽ quan sát thấy hiện tượng nước ao hay trên tôm cũng có hiện tượng nước phát sáng nhất là vào mùa nắng khi nhiệt độ và độ mặn tăng.

tom_1700312404
Hiện tượng phát sáng trong ao nuôi tôm khá phổ biến

Hiện tượng phát sáng trong ao nuôi tôm khá phổ biến, trong cả tôm thẻ và tôm sú. Bệnh phát sáng thường có 2 trường hợp: Phát sáng tôm và phát sáng nước.

Tôm nhiễm bệnh phát ra ánh sáng

Khi tôm bị nhiễm bệnh tôm sẽ phát ra màu xanh trong bóng tối, đây là bệnh nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm vibrio. Vi khuẩn phát sáng gây bệnh cho tôm thuộc nhóm Luminescencet Vibrio: Vibrio harveyi

Tôm có phát sáng do phát sáng của V. harveyi trong gan nhờ hoạt động của chất tiết ra từ men Luciferrase, nhìn trong tối sẽ thấy thân tôm phát sáng.

Trong ao nuôi, tôm bị bệnh thường bơi lội không định hướng, một số con dạt vào bờ. Ao nuôi xảy ra dịch bệnh phát sáng có hiện tượng tôm chết ở đáy ao và số lượng tôm chết nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ cảm nhiễm của dịch bệnh. 

Tôm nhiễm bệnh có đặc điểm chung là vỏ và thân có màu bẩn, cơ có màu đục, gan teo, khả năng bắt mồi giảm, ruột rỗng, tôm phản xạ chậm chạp. Hiện tượng phát sáng dễ nhận biết khi quan sát tôm trong bóng tối.

Ao nuôi có tảo roi – Dinoflagellate

Các loài tảo gây hiện tượng nước phát sáng bao gồm các chủng Peridinium, Ceratium, Gymnodinium và một số loài tảo giáp. Mặc dù không gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm nuôi nhưng sự hiện diện các loài tảo này sẽ gây nên một số bất lợi gián tiếp khác như:

– Hạn chế sự phát triển của các loài tảo có lợi khác.

– Tiết chất độc gây bệnh cho tôm. Làm tôm giảm ăn và chậm tăng trưởng.

– Làm gia tăng pH và dao động Ph lớn trong ngày. Làm tôm nuôi khó lột xác.

– Giảm hàm lượng oxy hòa tan.

– Gia tăng hàm lượng Nitơ trong ao dẫn đến tích tụ khí độc NO2 và NH3, ô nhiễm hữu cơ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

– Ao nuôi có sự tồn tại của các hợp chất chứa Photpho trong bùn đáy ao

tao-roi_17003121183661970643082382791Dinoflagellate – Tảo đơn bào hai roi. Ảnh: wikipedia.org

Khi tôm được nuôi ở mật độ cao, thức ăn được bổ sung một lượng rất lớn hàng ngày và photpho có trong thức ăn không được hấp thu hoàn toàn được thải ra môi trường ngoài và tồn tại trong bùn đáy ao dưới dạng các hợp chất, sự khuấy đảo nước bởi hệ thống sục khí và hoạt động của tôm nuôi có thể gây nên tình trạng phát sáng nước vào ban đêm. 

Photpho tồn tại với hàm lượng cao trong ao cũng dễ dàng dẫn đến sự phát triển của các loài tảo phát sáng và tảo lam.

Ao có sứa phát sáng (trứng nước) 

Sứa thường xuất hiện trong ao nuôi do quá trình cấp nước, mặc dù có màn lưới lọc nhưng trứng sứa có thể lọt vào ao nuôi. Khi trứng nở sứa sẽ cạnh tranh thức ăn với tôm nuôi.

sua_170031224216618622689257332486
Sứa thường xuất hiện trong ao nuôi do quá trình cấp nước

Tiết ra chất nhầy làm giảm khuếch tán oxy trong nước, các chất này còn bám vào thức ăn làm giảm khả năng bắt mồi của tôm, tôm ăn yếu chậm lớn. Gây ra bệnh nước phát sáng trong ao

Một số loài Sứa còn tiết ra các chất độc làm tôm suy yếu hoặc chết hàng loạt.

Phòng và trị bệnh phát sáng cho tôm

Cần thực hiện tốt các biện pháp từ khâu chọn giống ban đầu.

Cải tạo ao, loại bỏ hết các chất hữu cơ vào đầu vụ

Giữ ổn định môi trường ao nuôi như độ mặn thấp, màu nước, hạn chế khả năng tăng cao nhiệt độ.

Không để ăn dư thức ăn, tăng cường sức khỏe tôm nuôi bằng thức ăn giàu dinh dưỡng và vitamin.

Nếu trường hợp tôm đã mắc bệnh, nên xử lý bằng Siren và tiến hành diệt khuẩn, sau đó cấy lại vi sinh, bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho tôm để tôm tăng sức đề kháng.

Đăng ngày 19/11/2023
Đặng Thư
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận