Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega – 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

an-tom_1695093379
Tôm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số bộ phận của tôm chúng ta không nên ăn vì chúng độc hại. Ảnh: daidoanket.vn

Những bộ phận độc hại của tôm

Đa số mọi người đều thích ăn tôm, bởi vì chúng dễ chế biến, có thể hấp, nướng, rán, tái chanh,… Đặc biệt, bản thân tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mặc dù là vậy, thế nhưng có một số bộ phận của tôm rất độc hại, khi chế biến chúng ta nên loại bỏ chúng nhé.

Đầu tôm

Chắc hẳn trong số chúng ta, có những người thích ăn đầu tôm vì họ nghĩ rằng đầu tôm và mắt tôm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đầu tôm được sử dụng để tẩm bột chiên giòn. Một số khác lại được sử dụng để xay nhuyễn và nấu canh. Trên thực tế, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, chúng ta không nên tiếp tục làm điều này khi ăn tôm.

Đầu tôm là vị trí được coi là chứa đựng bộ máy thần kinh của tôm. Đồng thời, đây cũng là nơi chứa đựng “nhà máy” tiêu hóa. Do đó, đầu tôm không tốt, ngược lại còn ẩn chứa các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu như sử dụng lâu dài.

mon-tom-2_169509285216034711228015952499Phần lớn mọi người đều thích ăn tôm, bởi vì chúng dễ chế biến

Tôm là loài giáp xác, tiêu thụ nhiều thức ăn từ vi sinh vật, xác hải sản thối rữa, tảo,… Khi chúng được tôm tiêu thụ, các tạp chất này đều tồn tại ở đầu tôm. Vì đây là đây là nơi mà dạ dày, hệ tiêu hóa của tôm tồn tại. Do đó, bộ phần này chứa rất nhiều tạp chất và các kim loại nặng, nếu tiêu thụ nhiều sẽ không tốt, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, với những con tôm chết, phần đầu sẽ bị phân hủy đầu tiên. Chính vì vậy, khi mua tôm, bạn nên lựa chọn những con tôm tươi sống. Nếu tôm đã chết, đầu ngả màu đen, bạn tuyệt đối không nên ăn phần đầu, vì lúc này tôm không chỉ nhiễm tạp chất mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn, do đầu tôm đang trong quá trình phân hủy.

Vỏ tôm

Nhiều người thường nghỉ, vỏ tôm chứa nhiều canxi, do đó ăn nhiều vỏ tôm sẽ bổ sung nhiều canxi giúp xương chắc khỏe. Thậm chí, một số bà nội trợ còn bổ sung món ăn này và khẩu phần ăn của gia đình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ tôm không hề chứa nhiều canxi như mọi người vẫn lầm tưởng. Thành phần chính có trong vỏ tôm là Kitin, đây là một dạng polymer cấu thành vỏ của một số loài giáp xác. Nếu tiêu thụ một lượng lớn vỏ tôm sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, bởi vỏ tôm cứng.

Đặc biệt, đối với các em nhỏ, khi ăn vỏ tôm rất dễ bị hóc hoặc gây hại cho dạ dày. Do đó, nếu bổ sung canxi cho các thành viên trong gia đình. Hãy cho mọi người ăn phần thịt tôm là đảm bảo an toàn nhất.

Đường chỉ trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen hoặc màu trắng ở trên lưng của con tôm, thường được gọi là chỉ tôm.  Đây chính là đường tiêu hóa, chứa bộ phận dạ dày và đại tràng. Thông thường, ở những con tôm to, chúng ta rất dễ nhận thấy đường chỉ lưng này.

chi-tom_169509289314302418749443011600Đường chỉ tôm là đường ruột của tôm. Ảnh: diaoctayninh.net

Nếu khi sơ chế tôm, chúng ta không làm sạch đường chỉ lưng này, sẽ không gây hại gì đến sức khỏe nhiều. Bởi các loại vi khuẩn sống ở đường chỉ tôm sẽ chết, nếu chúng ta chế biến ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, vì đây là đường tiêu hóa của tôm, bao gồm phân tôm. Do đó, loại bỏ đường chỉ này giúp món ăn được sạch sẽ và người thưởng thức cũng yên tâm hơn.

Những ai không nên ăn tôm

Những người đang bị ho

Những người đang bị họ, nếu ăn tôm không bóc vỏ, thì vỏ tôm cứng rất dễ vướng vào cổ họng, gây ra ngứa. Tình trạng ho sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Những người bị dị ứng với các loại hải sản, đặc biệt là tôm

Tôm vốn là loại thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, một số người lại bị dị ứng với tôm, khi tiêu thụ sản phẩm này, rất dễ nổi các nốt mẩn đỏ hoặc sưng vù cả mặt. Bạn hãy chú ý, theo dõi hiện tượng này sau khi ăn tôm nhé.

Những người bị cường giáp không nên ăn tôm

Ngoài protein, trong tôm còn chứa nhiều i – ốt, mà thành phần này lại không tốt đối với những người bị bệnh cường giáp. Chúng sẽ khiến tình trạng của người bệnh diễn ra trầm trọng hơn. Do đó, đối với những người bị bệnh cường giáp, cần thận trọng hơn với món ăn này.

Người bị tiêu chảy

Thông thường, những người đang bị bệnh tiêu chảy thì bụng dạ rất yếu. Tốt nhất, không nên ăn bất kỳ loại hải sản nào, kể cả tôm. 

Những người bị bệnh gout, viêm khớp và tăng axit uric trong máu

Những người bị bệnh viêm khớp, bệnh gout hoặc bị tăng axit uric trong máu, thường được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tôm. Bởi chúng sẽ tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp, làm tình trạng của bệnh trở nên nghiêm trong hơn.

Một số lưu ý khi ăn tôm

Khi ăn tôm, bạn cần chú ý một số lưu ý dưới đây nhé:

– Tôm trước khi ăn thì nên sở chế bằng cách hấp hay luộc chín. Điều này giúp hạn chế được tình trạng giun, sán hoặc các loại ký sinh trùng độc hại.

– Những sản phụ sinh mổ, không nên ăn tôm thì có thể làm cho họ khó tiêu hoặc hình thành sẹo lồi ở vết mổ. Đối với trẻ em, nên ăn một lượng vừa đủ, mà phải nhớ bóc vỏ tôm sạch sẽ trước khi ăn.

– Những người bị hen suyễn, ho, đau mắt đỏ,… nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn.

– Ngoài ra, bạn không nên chế biến tôm cùng với các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C. Lý do bởi vì, một khi vitamin C gặp các độc tố có trong tôm, chúng sẽ làm phát tán độc tố dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Tôm là loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết đối với cơ thể. Vì vậy, hãy bổ sung một lượng đủ vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, trước khi ăn hãy nhớ loại bỏ những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn. Đồng thời, khi mua tôm bạn cần chú ý lựa chọn những con to, tươi sống để đảm bảo độ tươi ngon và đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất.

Đăng ngày 19/09/2023
Hòa Thy
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận