Nỗi lòng người nông dân nuôi tôm khi mùa mưa bão kéo tới

Trong căn chòi nuôi tôm “lụm xụp”, tiếng quạt nước quay, tiếng Radio phát “Tin bão gần bờ, cơn bão số …”. Nỗi lo âu, trăn trở lại hiện lên khuôn mặt người nông dân khắc khổ. Mỗi năm, lại có thêm một mùa bão lũ đi qua, bà con cùng nhau “đón bão”.

ao-tom_3_1692168724
Khó khăn của nghề nuôi tôm mỗi khi mùa mưa bão về. Ảnh: Tép Bạc

Cả nông dân và tôm vất vả khi bão về

Năm nào cũng vậy, độ tháng 8, tháng 9 bão lũ bắt đầu về. “Nếu như trước đây, ba đi làm biển, lênh đênh ngoài sông nước, hễ tới giai đoạn này, nhà tôi ai cũng lo cho ba. Sau đó, mẹ khuyên ba bỏ nghề biển, lên bờ nuôi tôm cho an toàn. Thế nhưng, nghề thì bỏ những bão lũ thì vẫn về. Ba chuyển sang nuôi tôm, chuyển sang một nỗi lo lắng khác khi đến mùa bão lũ.

Trong ký ức của tôi, vẫn còn nhớ năm đó, bão lớn lắm, tôm nhà nuôi đã gần đến lúc xuất. Ngày đó, loa đài chưa phát triển nhiều như bây giờ, ba tôi chỉ biết được thông tin qua chiếc đài radio cũ kỹ”.

bao-lu_16921542257046303008053029378Thiệt hại sau mữa lũ. Ảnh: baotainguyenmoitruong.vn

Nghe tin bão gần bờ, ba mẹ cùng các chú các bác hàng xóm tất bật chằng chống nhà cửa. Tài sản quan trọng nhất lúc bấy giờ chính là những ao nuôi tôm trong xóm đang chờ tới ngày thu hoạch. Bão về đột ngột thế này, bây giờ có gọi thương lái đến mua thì cũng bị ép giá, đường nào cũng lỗ. Thôi thì cứ tập trung sức người, sử dụng lưới bao quanh ao, đề phòng nước lên tôm khỏi tràn bờ.

Trại nuôi tôm, ba thêm vài bao cát lên mái, bão thế này chắc chắn sẽ cúp điện nên tranh thủ đi mua thêm dầu dề phát máy nổ.  Mẹ thì chuẩn bị mì tôm, gạo, mắm,… cả nhà chuẩn bị tinh thành đón bão. Chỉ trong 1 ngày, ba mẹ chuẩn bị mọi việc hết sức có thể để bảo vệ tài sản của gia đình. Rồi đêm đó bão về, rất mạnh, tiếng gió rít trên mái tôn, tiếng cây ngã đổ, đêm đó gia đình tôi không một ai có thể chợp mắt được.

Cũng mùa bão năm ấy, không chỉ riêng nhà tôi mà tất cả hộ nuôi tôm trong xóm đều mất trắng. Mực nước lên rất cao, một số hộ thì nước tràn bờ, một số hộ thì bị bể ao, trong đó có của nhà tôi. Ánh mắt đượm buồn của ba và mẹ, tài sản duy nhất trong nhà cũng cứ thế mà ra đi. Mẹ vớt vát số tôm còn lại đi bán, cũng không được bao nhiêu. Xóm tôm quê tôi, không ai là không bị thiệt hại nặng nề.

Đến mùa “chạy bão” cùng bà con

Bản đồ nước ta hình chữ S, kéo dài 1.650km từ Bắc xuống Nam. Theo thống kê, mỗi năm chúng ta đón từ 6 – 7 cơn bão và 2 – 3 ATNĐ. Mùa bão thường bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Tập trung nhiều nhất ở các tháng 8, 9, 10.

Ngày bé, chưa hiểu chuyện, mỗi lần nghe ba báo tin bão về, anh em tụi tui vui lắm. Chúng tôi vui vì có “bão” tức là sẽ được nghỉ học. Về sau, khi đã dần lớn lên, ý thức được thiệt hại của thiên tai, mỗi khi có bão, lòng tôi lại thấp thỏm lo sợ.

cai-tao-ao_16921542897643914881177752868Vào mùa mưa, người nuôi tôm cần chú ý vệ sinh khu nuôi để tránh mầm bệnh. Ảnh: Tép Bạc

Có trực tiếp sống trong vùng bão lũ mới thấy được hết nỗi đau hằn lên đôi vai của người nông dân nuôi tôm quanh năm cực khổ. Chỉ một cơn bão, tất cả những gì mà bà con bao năm dãi dầu nắng mưa tích góp được, tài sản bỗng chốc bị cuốn… sạch sành sanh.

Như thế, hằng năm cứ đến giai đoạn này, bà con nuôi tôm lại tất bật chuẩn bị mọi thứ ứng phó với bão. Họ tính toán vụ nuôi, làm sao để tầm vào tháng 8 là đã thu hoạch hết tôm. Sau đó, treo ao, chờ đợi mùa bão lũ đi qua để tập trung nguồn lực nuôi tôm, phục vụ tết. Nếu như ngày trước, khi phương tiện truyền thông chưa phát triển, người nuôi tôm thường bị động trong việc cập nhật tin tức. 

Khắc phục hậu quả sau bão lũ

Năm nay xác định là năm gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng thủy sản. Trong mưa bão vừa qua, đã phần nhiều ảnh hưởng khá lớn đến nuôi tôm trên cát, đầm phá và nhiều lồng bè nuôi cá trên sông. Mỗi cơn bão đi qua, bà con lại có thêm nhiều kinh nghiệm hơn, họ lại bắt đầu khôi phục kinh tế, thả nuôi tôm giống. Kết hợp nắm vững kỹ thuật nuôi một cách khoa học, chỉ cần giữ cho tôm không ảnh hưởng thiên tai, bão lũ thì vụ nuôi đều có lãi. 

Khi bão đến, bà con không kịp thu hoạch tôm, nhưng họ đã biết cách tăng cường gia cố, tu sửa bờ ao, cống lấy nước để hạn chế hư hỏng, sạt lở mưa lũ làm thất thoát thủy sản,  nhất là khu vực nuôi tôm trên cát. Cùng với đó, người nuôi tôm cũng thường xuyên theo dõi, cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháp thu hoạch trước khi lũ lụt xảy ra. Chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi điện lưới bị mất.

Mỗi khi có bão đến, bà con nông dân luôn ở thế chủ động, cập nhật thông tin, ứng phó với bão và nhằm hạn chế, khắc phục hậu quả thấp nhất sau mưa bão.

Đăng ngày 16/08/2023
Hòa Thy
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận