phòng bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm 

Giải pháp phòng bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Tác nhân gây bệnh được xác định là vi bào tử trùng microsporidia, một ký sinh trùng nội bào, vật có thể nhiễm vào khối gan tụy gây nên sự chậm phát triển.

bệnh vi bào tử trên tôm, benh vi bao tu tren tom, benh thuong gap o tom, benh thuong gap o tom the, benh vi bao tu trong gan tuy tom, bệnh vi bào tử trong gan tụy tôm, cach chua benh vi bao tu tren tom, cách chữa bệnh vi bào tử trên tôm, dấu hiệu bệnh vi bào tử trên tôm, dau hieu benh vi bao tu tren tom
Bệnh vi bào tử trên tôm và vi bào tử trong gan tụy tôm

Sự chậm phát triển liên quan đến số lượng EHP nhiễm trong động vật. Để tránh các triệu chứng sau bị nhiễm, 3 cấp độ chiến lược có thểm được áp dụng ở các giai đoạn khác nhau.

  1. Tránh nhiễm EHP
  2. Trì hoãn thời gian nhiễm EHP
  3. Tránh sự phát triển sau khi nhiễm

Các cách phòng bệnh EHP trên tôm

1. Tránh nhiễm EHP

  • A: Trại giống:

– Sử dụng tôm bố mẹ không nhiễm EHP – Xét nghiệm PCR

– Sử dụng thức ăn tươi sống không nhiễm EHP (bao gồm giun nhiều tơ, mực, hàu) – Xét nghiệm PCR.

– Xử lý nguồn nước cấp để giết ký sinh trùng và bào tử.

– Khử trùng môi trường nuôi trước cho đẻ và ấp.

  • B: Giai đoạn nuôi thương phẩm

– Thả giống không nhiễm EHP – Xét nghiệm PCR

– Xử lý nước và đáy ao trước khi thả giống, tránh sự hiện diện của động vật thân mềm, động vật có vỏ, sò, vẹm…

– Ứng dụng cấp độ an toàn sinh học cao.

bệnh vi bào tử trên tôm, benh vi bao tu tren tom, benh thuong gap o tom, benh thuong gap o tom the, benh vi bao tu trong gan tuy tom, bệnh vi bào tử trong gan tụy tôm, cach chua benh vi bao tu tren tom, cách chữa bệnh vi bào tử trên tôm, dấu hiệu bệnh vi bào tử trên tôm, dau hieu benh vi bao tu tren tom
Chọn giống tôm sạch bệnh để phòng bệnh ngay từ đầu

2. Trì hoãn thời gian nhiễm EHP

Trên thực tế, không dễ ứng dụng cách trì hoãn thời gian nhiễm EHP. Làm thế nào để ngăn ngừa sự lây nhiễm ban đầu sẽ là một lựa chọn thiết thực.

– Chọn giống sạch bệnh EHP – Xét nghiệm PCR

– Sau khi diệt khuẩn đáy ao, sử dụng chế phẩm thích hợp để tăng quần thể vi sinh có lợi trong đất, giảm số lượng EHP trong tự nhiên có sẳn trong ao

– Sử dụng chất kết dính khóa tế bào microsporidia trộn với thức ăn để giảm nguy cơ bị nhiễm.

– Sử dụng chế phẩm vi sinh phù hợp có thể phát triển trong đường tiêu hóa của tôm và tiết chất bacteriocin đối kháng với EHP để trộn vào thức ăn.

3. Tránh sự phát triển sau khi bị nhiễm

– Sử dụng chất kết dính khóa tế bào microsporidia trộn với thức ăn để giảm nguy cơ bị nhiễm thêm nữa

– Sử dụng chế phẩm vi sinh phù hợp có thể phát triển trong đường tiêu hóa của tôm và tiết chất bacteriocin đối kháng với EHP để trộn vào thức ăn

– Duy trì môi trường nuôi tốt để giảm stress và nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa của tôm

Ngoài bệnh vi bào tử ở tôm thì các loại bệnh thường gặp ở tôm khác cũng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận