Quản lý chỉ số amonia trong ao nuôi tôm
Amonia là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ao nuôi tôm, cùng HCNN tìm hiểu chỉ số tan trong ao nuôi tôm để góp phần tăng hiệu quả vụ nuôi nhé!
Amonia:
Amonia xuất hiện do sự biến dưỡng của động vật trong nước và từ sự phân huỷ các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn. Trong nước, NH3 (khí) tồn tại cân bằng cùng với NH4+ (ion). Dạng NH3 (khí) gây độc cho tôm, cá.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy ammonia trong nước ao nuôi:
– Nhiệt độ
– Độ mặn
– pH
– Oxy hòa tan
– Nitrate
– Lượng thức ăn dư thừa trong ao
Khi pH tăng thì lượng NH3 (khí) trong nước tăng. Nếu tăng 1 đơn vị pH thì lượng NH3 (khí) sẽ tăng 10 lần.
Nitrite (NO2-), nitrate (NO3-):
Dưới tác dụng của vi khuẩn nitrosomonas bacteria, amonia bị biến đổi thành nitrite (NO2-) rồi nitrate (NO3-) (bằng nitrobacter bacteria)
Nitrite (NO2-) tác động đến hệ thống tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của động vật, là chất gây độc làm giảm sự chuyển oxygen tới tế bào. Ví dụ với cá, nitrite kết hợp với hemoglobin oxy chuyển Fe2+ của Hb thành Fe3+ hemoglobin dạng này được gọi là methehemoglobin (MetHb).
Độc tính của nitrite NO2- phụ thuộc nhiều vào độ mặn của nước, do ion Cl- và nitrite có cùng cơ chế hấp thu vào mang cá nên ion Cl- có khả năng cạnh tranh và hạn chế được ảnh hưởng của nitrite.
Môi trường có hàm lượng oxy quá thấp sẽ làm tăng độc tính của nitrite.
Tăng độ mặn (chloride) làm giảm độc tính của nitrite.
Để hạn chế amonia và nitrite (NO2-), nitrate (NO3-), cần:
- Sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm phù hợp, vừa đủ lượng, tránh dư thừa, không dùng thức ăn tươi sống, quản lý tảo và pH ổn định.
- Quạt nước hoặc thổi khí để đảm bảo mức oxy hoà tan trên 5ppm.
Ngoài Quản lý chỉ số amonia trong ao nuôi tôm. Cập nhật tin tức thủy sản mới nhất tại đây
Cập nhật tin tức – sản phẩm thủy sản trên ứng dụng facebook tại đây