Tại sao nên bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản?

Ngày nay vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với quy tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

Vi_sinh_7_1702221325
Vi sinh vật có lợi rất tốt cho ao nuôi

Vi sinh là gì và bao gồm những gì? 

Vi sinh (hay vi sinh vật) là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật và có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường. 

Vì sao bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản rất quan trọng? 

Phân hủy các chất hữu cơ 

Vi sinh vật có cơ chế tiết ra Enzyme: Thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn,… được gọi chung là chất hữu cơ tồn tại trong nước ao tôm. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, Enzyme do vi sinh vật tiết ra giúp phân cắt các chất hữu cơ như Carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn cho vi sinh vật phân hủy, giúp làm sạch nước, tạo chất lượng nước thích hợp cho tôm tăng trưởng.  

Một số chủng vi sinh vật trong ao nuôi tôm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ khó phân hủy tích lũy trong nền đáy ao hoặc bám trên bạt nuôi tôm. 

hinh-11_17022211561002026537097381105Ao nuôi cần có hệ vi sinh vật. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Xử lý và giảm chất độc NH3, NO2, H2

Trong điều kiện kỵ khí của đáy ao sinh ra H2S hoặc trong quá trình phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ trong ao sinh ra NH3 và NO2, các chất này được gọi chung là “Khí độc”. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, chúng sẽ thực hiện các chức năng như: 

– Tăng quá trình phân hủy, giảm các chất tích tụ dưới đáy ao, hạn chế sinh ra khí độc. 

– Thúc đẩy quá trình chuyển hóa hoàn toàn, tạo ra dạng không gây độc cho tôm. 

Cạnh tranh môi trường và ức chế các vi sinh vật có hại gây bệnh cho tôm 

Việc kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi trong ao với cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống, sẽ dần ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn. 

Ổn định hệ đường ruột 

Một số chủng vi sinh vật được nghiên cứu về sự tồn tại của chúng trong hệ đường ruột tôm, giúp ổn định hệ đường ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn và hạn chế được các bệnh đường ruột trên tôm như: Phân trắng, phân lỏng, đường ruột gấp khúc… 

Kích thích tảo có lợi phát triển, tạo màu nước 

Một số nghiên cứu và ứng dụng đã chứng minh rắng “Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm” sẽ hữu ích trong việc kích thích sự phát triển của một số loại tảo có lợi như: Tảo khuê, tảo lục, và hạn chế được sự phát triển của tảo có hại như: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho sự phát triển của tôm. 

hinh-2-_170222121813946330506125287889Vi sinh hỗ trợ đường ruột tôm

Cơ chế hoạt động của vi sinh? 

Khi các vi sinh vào trong nước chúng có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo thành CO2 và nước. Đồng thời các nhóm vi sinh vật cũng chuyển hóa các chất khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4, NO3. Và đồng thời chúng còn tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kiềm hãm hoặc tiêu diệt các mầm bệnh gây ra đối với động vật thủy sản. 

Ngoài ra, vi sinh cũng đóng một phần không nhỏ trong hoạt động tiêu hóa thức ăn của tôm. Khi đi vào đường ruột của tôm, các nhóm vi sinh nhanh chóng nhân nhanh số lượng và tiết ra enzyme có khả năng biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, thủy phân các chất béo phức hợp giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra nhanh hơn. 

Người nuôi nên chọn chủng vi sinh vật như thế nào để mang lại hiệu quả cho ao?  

Thứ nhất, cần nên lựa chọn và bổ sung đúng chủng  và đúng loại cho từng vấn đề của ao tôm 

Thứ hai, nên kiểm soát và bổ sung hệ vi sinh vật phù hợp ngay từ đầu vụ và định kỳ để xử lý bùn đáy ao, ổn định nồng độ NH3/NO2, đồng thời cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại. 

Vi khuẩn trong bất cứ ao nuôi mới nào cũng cần bổ sung tăng cường, cũng như trong ao bắt đầu một vụ mùa mới và trong ao sau khi bảo trì. Do đó, người nuôi cần nên tìm hiểu thêm các cách bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thường xuyên, đúng cách để mang lại hiệu quả cao. 

Đăng ngày 11/12/2023
Mây
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận