Trị bệnh gan tụy tôm thẻ chân trắng

Bệnh gan trên tôm là một căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây chết hàng loạt nếu không có cách phòng chống và điều trị kịp thời, vậy làm thế nào để bà con nhận dạng được gan tôm như thế nào là khỏe mạnh và như thế nào là có dấu hiệu mắc bệnh cũng như cách phòng bệnh hiệu quả ra sao? Trong bài viết này Hóa Chất Nhà Nông sẽ hướng dẫn bà con một vài biện pháp phòng ngừa và trị bệnh gan tụy trên tôm thẻ.

tri-benh-gan-tuy-tren-tom-the-chan-trang
Hình ảnh: Theo dõi tình trạng phát triển của tôm bằng nhá

Nguyên nhân và cách phòng trị bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh gan tụy:

Nguyên nhân:

  • Chất dinh dưỡng, quản lý thức ăn, môi trường nước ao nuôi, điều kiện khí hậu tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bùng phát, tác nhân khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan. Trong đó, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây bệnh, nó có khả năng xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa, tồn tại và phát triển mạnh trong đường ruột của tôm.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị gan tụy:

  • Thường xảy ra trong tháng nuôi đầu, tôm còn nhỏ nên khó phát hiện hơn bình thường.
  • Tôm bệnh bơi lờ đờ, tấp mé, có khi rớt đáy rất nhanh.
  • Gan tụy sưng, nhũn, nhạt màu, hoặc teo gan ( chai , cứng), sậm màu. Gan tụy bị phá hủy do nhiễm khuẩn.
  • Vỏ mềm, ruột ít hoặc không có thức ăn, nếu tôm bị bệnh gan tụy thường có biểu hiện đục cơ.
  • Gan tụy bị teo, màu sắc gan nhợt nhạt.
dau-hieu-nhan-biet-tom-bi-benh-gan-tuy
Tôm mắc bệnh gan tuy, thân vàng nhạt màu
dau-hieu-nhan-biet-tom-bi-benh-gan-tuy-duc-co-va-nhat-mau
Tôm bị đục cơ và nhạt màu

Phòng và trị bệnh gan truy trên tôm.

Phòng bệnh gan tụy trên tôm:

  • Lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Bà con nên sử dụng PCR để phát hiện bệnh trước khi mang giống về thả nuôi.
  • Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm theo đúng quy trình, áp dụng các phương pháp an toàn sinh học.
  • Thả nuôi tôm với mật độ vừa phải, không nên quá dày.
  • Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tránh dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn.
  • Độ kiềm cần đạt 100ppm và tăng dần đến 150ppm ở cuối mùa vụ. Nồng độ pH tối thiểu 7,8 ở đồng bằng sông Cửu Long và không thấp hơn 8,0 đối với những khu vực miền trung.
  • Duy trì hàm lượng oxy cần thiết trong ao nuôi.
  • Sử dụng các sản phẩm kháng sinh và thảo dược như HymalayaPhiloximCefotaximeđể tăng cường chức năng gan, giải độc tố gan, kháng lại bệnh gan tụy
  • Trong quá trình nuôi việc cung cấp đầy đủ oxy hòa tan cho ao tôm là hết sức quan trọng.
  • Quản lý chặt chẽ thực ăn của tôm , tuyệt đối không để dư thực ăn, đồng thời quản lý tảo và môi trường ao nuôi tốt.

Trị bệnh gan tụy trên tôm:

  • Chạy quạt hết công suất, tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng Idoine 1L/1.000 m3 và yucca vào buổi sáng. Tạt vôi CaCO3 lúc 10 giờ tối để tăng kiềm, hạn chế việc tôm lột xác lúc này giúp giảm tỉ lệ chết khi tôm lột vỏ.
  •  Sử dụng kháng sinh cefotaxime, philoxim giúp tao đề khang mạnh với bệnh.
  • Sử dụng men vi sinh micro plus hoặc  Men Aquatic Life
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận