Vì sao tỷ lệ cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đạt thấp?

Cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá là một trong những điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vươn khơi. Tuy nhiên, ngư dân Hà Tĩnh không mặn mà với nội dung này.

tau-ca-102017_248

Theo quy định, tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật trước khi vươn khơi. Ảnh: Thanh Nga.

Theo ngư dân ngư dân huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), tàu nhỏ đánh ven bờ biển từ huyện Lộc Hà vào đến Cẩm Xuyên, còn một số tàu lớn đánh bắt vùng khơi. “Tất cả tàu thuyền đều phải khai báo với Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh để kiểm tra các điều kiện cần và đủ trước khi vươn khơi”, lãnh đạo Văn phòng nói. “Việc khai báo này từ hai năm nay đã trở thành thói quen của bà con ngư dân”.

Tuy nhiên, quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng nhận thấy, không ít chủ tàu cá còn thiếu quan tâm đến việc hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục đảm bảo tiêu chuẩn trước khi đi khai thác. Điển hình là việc thiếu giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng.

Theo Điều 67, Luật Thủy sản năm 2017, tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên phải được đăng kiểm, phân cấp và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật. Tàu cá đóng mới, cải hoán phải được tổ chức đăng kiểm giám sát an toàn kỹ thuật, chất lượng phù hợp với hồ sơ thiết kế được thẩm định và cấp các loại giấy tờ theo quy định. Tàu cá không thuộc trường hợp trên thì phải lắp đặt trang thiết bị bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động.

tau-ca2-102016_83912880516248272440215

Hiện nhiều ngư dân không quan tâm tới giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. Ảnh minh họa: Thanh Nga.

Thời gian qua, thực hiện quy định của Luật Thủy sản và công tác phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Hà Tĩnh đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo các tiêu chuẩn khi ngư dân tham gia đánh bắt trên biển, trong đó có cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.

Thế nhưng, số liệu từ Chi cục Thủy sản cho thấy, đến nay, toàn tỉnh mới chỉ có 150/539 tàu có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật còn hạn sử dụng (đạt 27,29%). Giấy chứng nhận này dùng để kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của thân tàu, máy tàu, hệ động lực, trang thiết bị an toàn, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị xử lý, phân loại, chế biến, bảo quản sản phẩm lắp đặt trên tàu cá với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi ngư dân thực hiện ra khơi, đánh bắt trên biển.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hạn sử dụng đạt thấp chủ yếu là do trình độ, hiểu biết của ngư dân về các quy định của pháp luật chưa cao; một số tàu thực hiện công tác đăng kiểm tại tỉnh bạn hoặc các trung tâm đăng kiểm tư nhân mà chưa được cập nhật dữ liệu lên hệ thống VNFishbase…; hoạt động đánh bắt ngày càng khó khăn nên ngư dân không còn tham gia khai thác hải sản nhưng vẫn chưa làm thủ tục xóa đăng ký, đăng kiểm tàu cá…

tau-ca3-102018_446364417184547054343

Để đảm bảo 100% tàu cá được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá Hà Tĩnh kiên quyết không cho các tàu cá xuất bến, cửa lạch khi không đủ các thủ tục, giấy tờ theo quy định. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thông tin, sắp tới, Chi cục tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi danh sách các tàu cá hết hạn hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật để thông báo cho chủ tàu, yêu cầu thực hiện các quy định theo pháp luật, đảm bảo 100% tàu cá được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật.

Kiên quyết không cho tàu cá xuất bến, cửa lạch khi không đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định. Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, phổ biến pháp luật liên quan về Luật Thủy sản, công tác chống khai thác IUU cho ngư dân toàn tỉnh.

Điều 17 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định, thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá thực hiện như sau:

– Thẩm quyền cấp là các cơ sở đăng kiểm tàu cá đủ điều kiện.

– Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 03.BĐ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; Bản chụp hồ sơ thiết kế đã được thẩm định (đối với trường hợp tàu cá đóng mới, cải hoán;

Theo tiến độ thi công, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải trình cơ sở đăng kiểm tàu cá bản sao chứng thực giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu kèm theo đối với máy móc, trang thiết bị sản xuất trong nước hoặc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận chất lượng và tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, sửa chữa thiết bị của nhà sản xuất đối với máy móc, trang thiết bị nhập khẩu trước khi lắp đặt trên tàu.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận