Xử lý hiện tượng tôm chạy đàn

Xử lý hiện tượng tôm chạy đàn sao cho hiệu quả?

Hiện tượng tôm chạy đàn là dấu hiệu cảnh báo xấu về chất lượng nước trong ao, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm nuôi. Do đó, việc xác định đúng các nguyên nhân tôm chạy đàn sẽ giúp người nuôi tìm ra phương pháp xử lý hiện tượng tôm chạy đàn hiệu quả nhất.

Hiện tượng tôm chạy đàn là gì?

Hiện tượng tôm chạy đàn hay còn có tên gọi khác là hiện tượng tôm kéo đàn, hiện tượng tôm nổi đầu – đây là hiện tượng tôm bơi trên mặt nước theo từng đàn, từng nhóm bơi về một phía không chịu xuống đáy. Trung bình cứ 50 con sẽ có một con đầu đàn, nếu con tôm đầu đàn bơi đi đâu thì các con khác sẽ kéo theo đó.

Hiện tượng tôm kéo đàn theo đuôi nhau, Hien tuong tom keo dan theo duoi nhau, xu ly hien tuong tom keo dan, xử lý hiện tượng tôm kéo đàn, xử lý hiện tượng tôm kéo đàn hiệu quả, xu ly hien tuong tom keo dan hieu qua
Hiện tượng tôm kéo đàn theo đuôi nhau

Hiện tượng tôm chạy đàn sẽ không làm tôm chết ngay, nhưng nếu không điều trị sớm có thể gặp phải một số bệnh nguy hiểm như nhiễm độc tố gan gây chết đột ngột, rớt đáy, thậm chí có thể bị nhiễm đốm trắng gây chết hàng loạt.

Nguyên nhân tôm chạy đàn là do đâu?

Xác định đúng nguyên nhân tôm chạy đàn sẽ giúp người nuôi điều trị tôm chạy đàn kịp thời, hạn chế được những rủi ro ngoài ý muốn. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tôm kéo đàn, cụ thể:

1. Ao có nhiều khí độc, thiếu oxy

— Ao nuôi có màu nước đậm, độ trong thấp, hàm lượng oxy hòa tan ở đáy thấp đã tạo ra môi trường yếm khí sinh ra nhiều khí độc NH3, NO2,.. dẫn đến hiện tượng tôm kéo đàn trên mặt nước để tìm nơi có điều kiện thích nghi hơn để sống.

2. Ao có rong đáy 

— Hiện tượng tôm chạy đàn xuất hiện ở những ao có rong đáy (đuôi chồn, rong mềm). Tại đây quá trình quang hợp của các loại rong này đã làm tăng pH > 9. pH tăng cao sẽ làm tăng lượng khí NH3 ở đáy khiến tôm ngộ độc. Lúc này tôm sẽ kéo đàn bơi trên mặt nước để tìm môi trường thích hợp

— Đối với những ao không có rong đáy thường nghèo dinh dưỡng, độ kiềm thấp làm mất đi sự cân bằng các yếu tố môi trường dẫn đến hiện tượng tôm kéo đàn.

3. Sự phân tầng nhiệt độ

— Một trong những nguyên nhân tôm chạy đàn là do thời tiết diễn biến thất thường, nhiệt độ trong ao xuống thấp phân tầng thành nhiều lớp sẽ khiến tôm bơi thành đàn đến những nơi có nhiệt độ phù hợp để sinh sống.

4. Do tôm đói, thiếu thức ăn

— Tôm đói, thiếu thức ăn dẫn đến tình trạng tôm kéo đàn đi tìm thức ăn. Có nhiều trường hợp người nuôi chuyển đổi thức ăn nên tôm chưa thích nghi được.

Hiện tượng tôm chạy đàn là do thiếu thức ăn trong ruột
Phát hiện nguyên nhân tôm chạy đàn là do thiếu thức ăn trong ruột

Ngoài ra, những ao nuôi có mật độ nuôi thả dày, không lắp đặt hệ thống quạt gió gây thiếu oxy cũng là những nguyên nhân tôm chạy đàn mà bà con cần lưu ý.

Hướng dẫn xử lý hiện tượng tôm chạy đàn hiệu quả

Khi ao có dấu hiệu tôm kéo đàn người nuôi cần xác định chính xác nguyên nhân là do đâu từ đó mới đưa ra cách điều trị tôm chạy đàn chính xác nhất.

— Nếu nguyên nhân chạy đàn là do khí độc hay thiếu oxy thì tôm sẽ có dấu hiệu nổi đầu vào sáng sớm hoặc buổi tối. Lúc này người nuôi cần phải tiến hành thay nước để giảm hàm lượng khí độc và giúp oxy khuếch tán dễ hơn, đồng thời đánh oxy viên cấp cứu kịp thời, tăng cường thêm vỉ oxy kết hợp với chạy tất cả quạt gió có trong ao. Để xử lý khí độc hiệu quả người nuôi đánh vi sinh, xi phong đáy ao thường xuyên.

— Nguyên nhân do ao nuôi phân tầng nhiệt độ tiến hành chạy quạt gió và kiểm tra cho đến khi nhiệt độ về mức ổn định.

— Hiện tượng tôm chạy đàn là do thức ăn thì người nuôi cần kiểm tra đường ruột và dạ dày tôm. Nếu thiếu thức ăn cần bổ sung thêm liều lượng và các loại men vi sinh. Nếu cảm thấy nhãn hiệu thức ăn mình chọn kém chất lượng thì cần chuyển đổi sang loại thức ăn khác.

— Do tôm bị bệnh thì chẩn đoán lâm sàng rồi xét nghiệm mẫu bằng PCR

— Trong trường hợp ao nuôi có nhiều rong đáy thì tiến hành vớt rong, tiến hành gây màu nước, cân bằng khoáng và kiểm soát độ kiềm của nước.

Phòng ngừa hiện tượng tôm kéo đàn

Để hạn chế hiện tượng tôm chạy đàn người nuôi cần đảm bảo chất lượng nước theo các chi tiêu sau đây:

— Độ trong khoảng 20 – 30 cm, ao nuôi có màu đậm thì cần tiến hành thay nước, ao nuôi có độ trong hơn thì tiến hành gây màu nước cho ao.

— pH trong khoảng 7,5 – 8,5, nếu pH thấp thì tiến hành bón vôi, pH cao tiến hành đánh mật rỉ đường

— Độ kiềm thích hợp > 80 mg/ lít

— Quản lý khí độc trong ao bằng cách chạy quạt gió và đánh chế phẩm sinh học.

— Thường xuyên theo dõi, kiểm tra lượng thức ăn của tôm nuôi xem thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp.

— Định kỳ xử lý mùn bã hưu cơ, ổn định môi trường ao nuôi.

— Bổ sung Vitamin C, men vi sinh giúp tôm tăng cường sức đề kháng, chống lại được các yếu tố gây hại đến từ môi trường ao nuôi 

Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận