Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thuỷ sản

Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản từ chuyên gia

Nhiệt độ trong ao nuôi ảnh hưởng lớn tới nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển (hô hấp, tiêu thụ thức ăn, đồng hóa thức ăn,..) và khả năng miễn dịch của tôm đối với mầm bệnh. Trong môi trường có nhiệt độ thích hợp tôm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường nên nhiệt độ trong ao nuôi cũng biến động gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Cần được cách xử lý biến động nhiệt độ môi trường ao nuôi

Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản

1. Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa nắng

Để hạn chế nhiệt độ trong ao quá cao cần gây màu nước ở dạng màu trà giữ độ trong không quá 35 cm.

– Chạy quạt và oxy đáy để hạn chế sự phân tầng nhiệt độ, có thể sử dụng hệ thống lưới che để hạn chế ánh nắng mặt trời.

– Khi nhiệt độ nước ao cao trên 30 oC ( thường vào buổi trưa) tôm sẽ ăn rất mạnh và đi phân nhanh nên không thể hấp thu hết dinh dưỡng. Do đó, cần hạn chế tăng nhanh lượng thức ăn vào lúc này do tôm ăn nhiều nhưng hấp thu ít, gây ô nhiễm nước.

– Tăng cường xi phon sau khi cho ăn khoảng 15 – 20 phút ở các cử ăn.

2. Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa mưa
– Nước mưa sẽ làm giảm nhiệt độ nước, giảm oxy, gây biến động pH, kiềm ở tầng mặt, do đó cần chạy quạt, oxy liên tục để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, oxy…

– Có thể lắp hệ thông ống rút nước tầng mặt khi mưa lớn để giảm hiện tượng phân tầng và biến động các yếu tố môi trường do nước mưa.

– Ngoài ra ngưng cho ăn khi mưa lớn do tôm ăn ít hoặc không ăn vào lúc này, nếu cho ăn sẽ làm dư thức ăn, gây ô nhiễm nước.

– Cần bón vôi xung quanh bờ đối với ao đất và ủ vôi đánh trong mưa đối với ao bạt để hạn chế sự biến động pH do nước mưa.

3. Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi tôm vào mùa lạnh

Nhiệt độ nước ao thường ở mức thấp, tôm nuôi ở mùa này thường ăn ít, chậm lớn, khi nuôi phải luôn chạy quạt, oxy đáy để tránh sự phân tầng nhiệt độ.

– Đặc biệt là khi có mưa, cần kiểm soát chặt thức ăn do tôm dễ ăn ít hoặc bỏ ăn để tránh ô nhiễm môi trường.

– Có thể bổ sung vôi nóng để tăng nhiệt độ nước, chú ý đến pH và độ kiềm khi bổ sung.

Lưu ý: Trong quá trình nuôi cần phải thương xuyên theo dõi, cho tôm ăn lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa. Khi nhiệt độ xuống thấp, tùy vào khả năng bắt mồi mà điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

Sử dụng bút đo nhiệt độ/ pH Horiba D.71G hàng ngày cho ao nuôi.

    Kiem soat nhiet do ao nuoi tom, kiểm soát nhiệt độ ao nuôi tôm, kiem soat nhiet do ao nuoi tom hieu qua, kiểm soát nhiệt độ ao nuôi tôm hiệu quả, cach kiem soat nhiet do ao nuoi tom, cách kiểm soát nhiệt độ ao nuôi tôm, Định kỳ sử dụng bút đo nhiệt độ để kiểm soát nhiệt độ một cách hiệu quả

Những ảnh tác động của nhiệt độ đến tôm nuôi

Nếu việc quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản không được tốt sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển tiêu cực của tôm nuôi.

– Nhiệt độ tăng cao vượt mức giới hạn sẽ gây stress cho tôm, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, giảm sức đề kháng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.

– Nhiệt độ thấp do tác động của mưa gió sẽ khiến quá trình trao đổi chất của tôm giảm, dẫn đến sức ăn cũng giảm theo khiến tôm chậm lớn. Khi nhiệt độ thấp xuống mức giới hạn sẽ khiến tôm bỏ ăn và chết.

Quản lý nhiệt độ trong ao nuôi thủy sản là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến tính ăn của tôm. Do đó người nuôi cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong ao để điều chỉnh cho hợp lý nhất.

Còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

NGUỒN TÀI LIỆU: THAM KHẢO INTERNET

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận