Doanh nghiệp thủy sản tiếp tục gồng mình vượt qua khó khăn nhằm duy trì sản xuất ở những tháng cuối năm. Với kỳ vọng 4 tháng cuối năm 2023 nguồn nguyên liệu sẽ dồi dào hơn để chuẩn bị cho nhiều đơn hàng trong các mùa lễ lớn.
Không nguyên liệu – công nhân mất việc
Tại một công ty thủy sản, từ nhiều tháng gần đây, do thiếu nguyên liệu chế biến nên công ty đã cắt giảm nhiều nhân lực. Theo đó, khi nào mua được nguyên liệu, thì lại tiếp tục thuê người lao động.
Các doanh nghiệp lớn cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ông Ngô Viết Hoài, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản tại BR-VT cho biết, xí nghiệp ông được phân công cũng đang thiếu nguyên liệu nghiêm trọng. Nguồn nguyên liệu thủy hải sản trong nước chỉ được 10-15% nhu cầu của công ty. Tuy nhiên, công ty đã tăng thu mua nguyên liệu lên 10-15% trong khi giá xuất khẩu giảm khiến lợi nhuận không còn nhiều.
Cơ hội trở mình vào cuối năm
Tình trạng thiếu nguyên liệu cùng với sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu khiến cho 2 quý đầu năm 2023 sụt giảm mạnh.
Theo Hiệp hội Chế Biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu 2023 xuất khẩu thủy sản đạt 4.2 tỷ USD, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022. Ghi nhận tại một số thị trường nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Trung Quốc đều có dấu hiệu suy giảm hơn 90 triệu USD.
Theo Sở Công Thương, với 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XK thủy sản của tỉnh đạt hơn 90 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Toàn tỉnh có khoảng 120 doanh nghiệp với khoảng 300 cơ sở chế biến thủy hải sản nhỏ lẻ, tổng công suất gần 250 ngàn tấn thành phẩm/năm.
Để giải quyết đực bài toán thiếu nguyên liệu, chuẩn bị tốt cho các đơn hàng vào cuối năm, một số doanh nghiệp tính chuyện mở rộng quy mô miền Trung, Bắc hoặc miền Tây. Hơn nữa, đẩy mạnh việc ký hợp đồng mua bán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi gặp khó khăn.
Theo đó, các doanh nghiệp kỳ vọng tình hình chuyển biến tốt vào những tháng cuối năm do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường như Mỹ, Trung Quốc đang có xu hướng tăng trở lại.