GIỐNG TÔM SÚ TỐT NHẤT?

 

TIÊU CHUẨN CHỌN TÔM SÚ GIỐNG TỐT NHẤT

Tôm giống tốt là yếu tố gần như là quan trọng nhất để đạt năng suất cao trong khi nuôi và phòng tránh được các loại bệnh gây ra cho tôm. Vậy làm sao để chọn được giống tôm sú tốt nhất?

Các tiêu chuẩn lựa chọn:

1. Con giống phải đồng đều

(cùng kích cỡ khoảng 12mm)

2. Các đốt ở bụng dài , đuôi và râu, góc hai râu sát nhau như chữ V

– Tôm sú có 6 đốt ở bụng, các đốt này càng dài càng tốt thì  Tôm sẽ càng lớn nhanh. Tôm có đuôi, râu, góc hai râu sát nhau như góc hình dáng chữ V là tôm khoẻ.

3. Phần đuôi tôm xòe rộng, khoảng cách 4 chân xa khi bơi

– Các chân ở phần đuôi (gọi là chân đuôi hay đuôi) khi tôm bơi xoè rộng, khoảng cách giữa 4 chân ở phần đuôi càng xa càng tốt.

Tom su giong, Tôm sú giống, Giống tôm sú, Giong tom su, Giong tom su tot nhat, Giống tôm sú tốt nhất, Cach lua chon tom giong, Cách lựa chọn tôm giống, Tiêu chuẩn chọn tôm giống, Tieu chuan chon tom giong, Tom su giong, Tôm sú giống

4. Cơ thịt bụng co đều đặn, căng bóng

– Cơ thịt bụng tôm co đều đặn, hình dáng thon dài, căng bóng tạo được dáng vẻ đẹp cho tôm.

5. Chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm không có vật lạ, kí sinh khác

– Những vật lạ như nấm, vi khuẩn, hay nguyên sinh động vật bám ở chân, bụng, đuôi, vỏ và mang tôm. Những vật lạ này sẽ làm tôm bị ngạt và không lột xác được.

6. Màu sắc theo tiểu chuẩn

– Màu sắc tôm tươi sáng, vỏ mỏng, có màu tro đen đến đen, đầu thân cân đối.

Tom su giong, Tôm sú giống, Giống tôm sú, Giong tom su, Giong tom su tot nhat, Giống tôm sú tốt nhất, Cach lua chon tom giong, Cách lựa chọn tôm giống, Tiêu chuẩn chọn tôm giống, Tieu chuan chon tom giong, Tom su giong, Tôm sú giống
Hình: Tôm Sú giống Hawaii

7. Tôm bơi ngược dòng, phàm ăn, ăn tạp và bắt giữ mồi tốt

– Tôm linh hoạt, khỏe mạnh tỏ ra linh hoạt, khỏe mạnh, phân bổ đều trong bể nuôi.

– Khi đảo nước trong chậu hoặc bám chắc khi bị dòng nước cuốn đi những con tôm có khả năng bơi ngược dòng là giống tốt. Nếu có 10 trong số 200 con thả mà trôi theo dòng nước là giống tôm yếu, tôm xấu.

– Tôm phàm ăn, ăn tạp (ruột đầy thức ăn), chân ngực bắt giữ mồi tốt, tỉ lệ tòe đầu nhỏ hơn 10%.

8. Tôm có khả năng chịu đựng tốt

– Tôm có khả năng chịu đựng tốt khi dùng formol. Số tôm bị chết ít (5/150 con) khi dùng formol 1cc/10 lít nước.

 

9. Tuyển chọn qua nhiều bước tiêu chuẩn, kiểm tra khả năng thích nghi, chịu đựng của tôm giống

– Sau khi chọn lựa tôm giống theo các tiêu chuẩn trên, trước khi thả tôm vào ao, phải tắm vô trùng cho tôm rồi tiếp tục thả tôm giống vào ao (hoặc ương tiếp 15- 20 ngày) sau đó tuyển chọn tiếp lần nữa mới thả nuôi sẽ đảm bảo hơn có được chất lượng tốt nhất.

– Tuyển chọn lại những con tôm khoẻ, xoè đuôi ra hết cỡ khi bơi, những con thích bơi ngược dòng nước thả vào ao là tốt nhất.

– Mật độ thả trung bình 5- 7 con/m2 với nuôi quảng canh và 30 – 50 con nếu nuôi thâm canh.

– Kiểm tra khả năng thích nghi trong môi trường thay đổi nồng độ mặn bằng cách thả một ít tôm giống vào nước đã giảm một nửa độ mặn so với thông thường. Sau 1-2 giờ nếu thấy số tôm giống bị “sốc” chết chỉ chiếm từ 0 – 10% (tốt), 11-35% (khá), trên 35% là tôm giống không tốt.

10. Không mua giống trôi nổi, nguồn gốc không chất lượng

– Các địa điểm không có giấy phép hành nghề cung cấp tôm sú.

– Không mua tôm sú giống của những địa điểm cung cấp có giấy phép nhưng “lô hàng hóa” đang bán không chứng minh được sự kiểm dịch và đồng ý phân phối của cơ quan chuyên môn.

Ngoài kỹ thuật lựa chọn tôm giống còn rất nhiều kỹ năng đáng được lưu ý và chú trọng để mang lại năng suất tốt nhất cho người chăn nuôi…?
Chúng mình cũng đã cập nhật các loại bệnh khác trên website hãy tham khảo và nghiên cứu kỹ để bội thu trong vụ mùa tôm của chính mình nhé ! Chúc bạn thành công

Tìm hiểu thêm về tôm sú tại đây 

TÀI LIỆU THAM KHẢO: INTERNET

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận