Ao nuôi tôm có độ pH thấp, phải làm gì để xử lý

Trong quá trình nuôi tôm, nước ao sẽ thay đổi ảnh hưởng đến các yếu tố phát triển và sức khỏe của tôm. Bà con chúng ta thường bỏ qua và chưa quan tâm đúng cách, để giúp bà con xử lý và điều chính tốt độ pH đạt chuẩn đảm bảo an toàn cho đàn tôm Hóa Chất Nhà Nông xin chia sẻ bí kiếp để có môi trường pH chuẩn.

Những tác hại của ao nuôi tôm có độ pH thấp

Ao nuôi tôm có độ pH thấp hay còn gọi là độ kiềm nước thấp sẽ gây ra rất nhiều tác hại trên sức khỏe đàn tôm, đặc biết là đang trong quá trình tôm lột vỏ làm cho tôm lột vỏ không đồng đều, cong thân và chậm phát triển

Sau đây là một số tác hại của ao nuôi có độ pH thấp:

  • Nước ao có độ pH thấp sẽ gây ra tồn tại rất nhiều khí độc H2S gây hại cho đàn tôm.
  • Khí độc H2S sẽ cản trở sự hấp thụ Oxy của tôm trong môi trường dẫn đến tôm bị mệt mỏi, sức khỏe yếu, bỏ ăn và stress.
  • Nặng hơn tôm có thể chết hàng loạt
  • Tôm phát triển không tốt, khó khăn trong quá trình lột vỏ, cong thân…

Nước có pH thấp do nguyên nhân nào?

  • Ao nuôi nhiễm phèn, có độ mặn thấp => do ao nuôi thiếu khoáng gây ra
  • Quá trình xử lý ao trước khi nuôi mùa vụ mới chưa tốt.
  • Mưa nhiều khiến axit từ bờ ao bị rửa trôi xuống ao làm pH giảm.
  • Một số nguyên nhận phụ khác như chất thải của tôm hoặc thức ăn dư thừa chưa được xử lý gây ra sản sinh khí NO3
  • Trong ao xuất hiện các sinh vật khác như ốc, vẹm, hến… những sinh vật này ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat làm độ kiềm trong nước giảm xuống thấp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi

Ao tôm có độ pH thấp cần xử lý như thế nào?

Để ao tôm của bà con có độ pH đạt chuẩn thì nên có những thói quen xử lý hàng ngày đừng để tôm bị bệnh nghiêm trọng mới tìm cách xử lý, việc chậm trễ sẽ làm tình hình của ao tôm phức tạp kèm theo chi phí cao và trong tình huống xấu có thể không khắc phục được.

Trước khi thả giống cần làm những gì?

  • Rải đều vôi khắp đáy ao để tiêu diệt các mầm bệnh, làm nền đất tơi xốp và ổn định độ chua.
  • Liều lượng bón vôn từ 30 -40kg cho 100m2.
  • Những ao có đáy sâu, không thể tát cạn nước có thể dùng theo liều lượng từ 50kg cho 100m2
  • Sau khi tẩy vôi thời gian từ 3 đến 5 ngày bà con nên tiến hành bón lót cho ao nuôi bằng cách rải đều vôi khắp ao nuôi tôm.
  • Dựa vào tình hình thơi tiết tại thời điểm mà bà con có thể phơi ao từ 7 đến 10 ngày cho đến khi xuất hiện nứt nẻ chân chim. Việc phơi đáy ao nhằm sử dụng các bức xạ, tia cực tím UV để diệt khuẩn và các mầm bệnh gây hại.
  • Bà con lấy nước lân 1 từ 30 đến 50 cm và để từ 3 đến 5 ngày sau khi có ánh nắng mặt trời chiếu xuống giúp màu ao lên nhanh hơn.

Sau khi thả giống cho ao tôm cần làm những gì?

Sau khi thả giống bà con cần thường xuyên kiểm tra độ pH trong ao nuôi để biết được tình hình ao và có hướng xử lý sớm nhất.

Những biện pháp xử lý khi độ pH trong ao nuôi giảm:

  • Độ pH ở mức thấp bà con cần tạt vôi bộ CaCO3 hoặc NaHCO3 với liều lượng từ 2 đến 3kg cho 100m3 nước vào buổi tối để tăng pH.
  • tránh sử dụng CaO hoặc Ca(OH)2 vì pH sẽ tăng rất nhanh dễ mất kiểm soát.
  • Sử dugnj thêm khoáng chất cho tôm nhằm tăng sức đề kháng.
  • Loại bỏ các sinh vật khác như Ốc, Sò, Vẹm…
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học như men xử lý nước Aquatic Life hoặc Micro Plus.

Hóa Chất Nhà Nông đã và đang đồng hành cùng bà con nhà nông trên khắp mọi miền đất nước. Hãy chia sẻ với chúng tôi những vấn đề mà bà con đang mắc phải, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất có thể. Hân hạnh phục vụ những sản phẩm bổ trợ chăn nuôi tốt nhất đến bà con!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận