Chủ động phòng chống trước mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản

Mưa lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Vì vậy, nên chủ động thực hiện các công tác phòng chống để đảm bảo an toàn và nắm vững các biện pháp khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

mua_lu_1697799100
Mưa lũ

Ảnh hưởng của mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản 

Những cơn mưa lớn kéo dài làm thay đổi môi trường nuôi theo chiều hướng xấu. Môi trường bị ảnh hưởng do nước mưa làm cho các chỉ số thay đổi, vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng và mẫn cảm hơn với các tác nhân gây bệnh có sẵn trong nước như ký sinh trùng, vi khuẩn, virus,… Từ đó dễ dẫn đến các dịch bệnh và giảm hiệu quả nuôi thủy sản. 

Khi mưa lớn kéo dài ngày, lượng nước mưa tăng nhanh chóng có thể khiến các ao hồ, lồng bè, đăng chắn,… không thể giữ được vật nuôi. Vật nuôi thoát ra ngoài môi trường gây thất thoát trong quá trình nuôi cho người nuôi. 

Kèm theo đó là nỗi lo an toàn điện, khi mưa điện dễ bị rò rỉ dẫn đến các hư hỏng cho máy móc, thiết bị điện. Điều này gây nguy hiểm cho động vật nuôi và cả người nuôi.  

Biện pháp phòng chống trước khi mưa lũ diễn ra 

Đối với các ao, đầm nuôi trồng thủy sản 

Thu hoạch thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm để hạn chế rủi ro khi trời mưa lũ gây nên.

Dọn dẹp các cây cối xung quanh bờ ao, tránh gió thổi mạnh làm gãy cành hoặc lá bay xuống gây ô nhiễm ao.

Nên đặt thêm ống xả tràn hoặc bổ sung thêm máy bơm nước để có thể xả bớt nước khi mực nước trong ao quá lớn.

Chuẩn bị các trang thiết bị, các hóa chất cần thiết cho vật nuôi khi trời mưa như vôi, thức ăn bổ sung,… 

Cần nên sơ tán người lao động về nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo không có thiệt hại về người.

Đối với lồng bè nuôi trồng thủy sản 

Thu hoạch thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.

Kiểm tra và gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh gió bão gây hư hỏng lồng.

Trường hợp không di chuyển được lồng, cần hạ lồng xuống thấp để giảm bớt sóng gió.

Che chắn mặt lồng hoặc bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp, tránh làm vật nuôi lọt ra ngoài.

long-be-nuoi_1697798897663002791873632420Trường hợp không di chuyển được lồng, cần hạ lồng xuống thấp để giảm bớt sóng gió 

Thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước dễ dàng hơn.

Bố trí neo đậu phù hợp với quy định và yêu cầu về phòng chống mưa lũ của cơ quan địa phương.

Sơ tán người lao động về nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo không có thiệt hại về người.

Đối với nuôi ngao/nghêu bãi triều ven biển 

Thu hoạch thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.

Gia cố chắc chắn lưới, đăng chắn để tránh ngao/nghêu thất thoát.

Gia cố các chòi canh, đảm bảo an toàn cho người lao động ở trên chòi.

Tuân thủ các yêu cầu của ban chỉ huy phòng chống bão lụt địa phương.

Biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ 

  • Đối với ao, đầm nuôi trồng thủy sản

Xả bớt nước trên bề mặt ao để giảm lượng nước mưa trong ao.

Tiến hành chạy quạt nước, sục khí để hạn chế phân tầng nước.

Bón vôi cho ao đầm để ổn định pH và làm giảm độ đục của nước ao.

Bổ sung vitamin C, thức ăn dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho vật nuôi sau mưa lũ.

Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường và tình trạng sức khỏe vật nuôi để kịp thời xử lý, hạn chế thấp nhất các rủi ro không đáng có.

Vệ sinh ao/lồng/bè nuôi sau mưa lũ.

  • Đối với bãi nuôi ngao/nghêu ven biển nên tiến hành kiểm tra các đăng chắn và cọc, nếu có hư hỏng cần lập tức sửa chữa ngay.

bai-nuoi-ngeu_16977986503967671477946774357Gia cố các chòi canh, đảm bảo an toàn cho người lao động ở trên chòi

Mặc dù hậu quả của mưa lũ ảnh hưởng nặng nề đến nuôi trồng thủy sản nhưng nếu chúng ta có các biện pháp phòng chống sẽ giảm thiểu tối đa các thiệt hại một cách đáng kể.

Hãy trang bị thêm cho mình các kiến thức về phòng chống thiên tai cũng như tuân thủ các quy định của cơ quan địa phương một cách chặt chẽ. 

Đăng ngày 20/10/2023
Đặng Thư
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận