Có thể giảm tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm?

Ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), hiện đang là một trong số những bệnh phổ biến trong các mô hình nuôi tôm hiện nay.

tom-the_3_1691639299
Biện pháp kiểm soát để giảm thiểu mầm bệnh do EHP gây ra là cần thiết. Ảnh: anbinhbio.com

Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng và thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm. Chính vì vậy biện pháp kiểm soát để giảm thiểu mầm bệnh do EHP gây ra là cần thiết để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay. 

Một nghiên cứu mới đây của nhóm đại học tại Thái Lan cho biết, acid 5-aminolevulinic (5-ALA) – bổ sung vào thức ăn tôm giúp tăng cường khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng đối với đối với bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm thông qua tăng cường biểu hiện các gen quy định quá trình miễn dịch của tôm. Việc sử dụng phụ gia thức ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của tôm là một phương pháp nhiều triển vọng.

Axit 5-aminolaevulinic (5-ALA) giúp tăng cường sản xuất ATP trong tế bào thông qua việc tăng cường hình thành các hemoprotein trong phức hợp vận chuyển điện tử của ty thể, người ta đã đưa ra giả thuyết rằng việc cung cấp 5-ALA đối với tôm bị nhiễm EHP có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng, tăng sản xuất ATP, bảo vệ vật chủ và quá trình lột xác của tôm, giúp tôm nhiễm EHP giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do mầm bệnh gây ra.

acid-5-aminolevulinic-_169163846377214013847157801
Giả thuyết rằng 5-ALA đối với tôm bị nhiễm EHP có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng,… 

Để đánh giá hiệu quả của 5-Aminolevulinic acid (5-ALA) đối với tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên tôm thẻ chân trắng từ ao nuôi tôm thương phẩm có dấu hiệu nhiễm vi bào tử trùng gan tụy. Các mẫu tôm được nuôi trong nước biển 30 ppt trong bể nhựa 40 L, được chia thành bốn nhóm được bổ sung các liều 5-ALA khác nhau: 0 (đối chứng), 15, 30 và 60 ppm.  

Sau 21 ngày của thí nghiệm, kết quả cho thấy tôm ở nghiệm thức bổ sung 5-ALA ở mức 60 ppm có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể ( p  <0,05) so với các nhóm khác và có sự gia tăng đáng kể về sinh khối gấp 1,6 lần so với nhóm đối chứng.  

Mô học gan tụy của nhóm 60-ppm được cải thiện, tỷ lệ phần trăm ống gan tụy bị thoái hóa thấp hơn so với nhóm đối chứng và diện tích không bào lớn hơn của tế bào B. 

Mức độ tải EHP trong gan tụy bằng phương pháp bán định lượng PCR đang tăng lên theo cách bổ sung 5-ALA liên quan đến liều lượng. Mô học của gan tụy cũng cho thấy sự hiện diện của EHP. Mức ATP trong gan tụy của nhóm 30 và 60 ppm cao hơn đáng kể ( p<0,01) so với nhóm đối chứng.  

Bổ sung 5-ALA với nồng độ 60 ppm/kg thức ăn viên giúp giảm tỷ lệ tử vong và tăng sản lượng tôm thẻ chân trắng. Việc bổ sung 5-ALA làm giảm tác động của EHP đến mô bệnh học, tăng sản xuất ATP và tăng tải lượng EHP trong gan tụy.  

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy tiềm năng 5-Aminolevulinic acid  trong đề kháng bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, rất dễ tìm và được sản xuất sinh khối từ bã mía, phân chuồng và phế thải của các nhà máy bia…do đó đây là nguyên liệu tiềm năng dễ tìm và có khả năng ứng dụng cao. 

Song song với việc bổ sung vào thức ăn để giảm thiểu tác động của EHP đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi bà con cần quan tâm kiểm soát chất lượng nước đầu vào bằng các phương pháp xử lý hóa học bao gồm canxi hypochlorite, formalin, thuốc tím (KMnO4) khác nhau để bất hoạt bào tử trong nước.

Theo ScienceDirect

Đăng ngày 10/08/2023
Minh Minh
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận