Giải quyết nỗi lo việc làm thủy sản cho sinh viên mới ra trường

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Nhật,…

nuoi_trong_thuy_san_1699241696-2
Người nuôi trồng thủy sản sẽ áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản

Vì vậy, thời gian qua việc lựa chọn học và làm việc theo ngành nuôi trồng thủy sản đã trở thành chủ đề hot của các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số nỗi lo lắng về ngành mà các bạn chưa được giải đáp cụ thể.

Tại sao gọi là nuôi trồng thủy sản?

Nuôi trồng thủy sản là hoạt động kinh doanh đang được phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đây là một hoạt động đem các con giống thủy sản đã được chọn lọc kỹ càng, có thể là con giống tự nhiên hoặc con giống nhân tạo thả vào môi trường nuôi đã được chuẩn bị trước đó.

Nuôi trồng thủy sản có thể tiến hành trong môi trường nước ngọt, nước lợ và cả nước mặn. Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay như tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc hoặc có thể là tảo.

Người nuôi trồng thủy sản sẽ áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ để tiến hành chăm sóc thủy sản. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và thu về lợi nhuận cho mình cũng như cung cấp lương thực cho cộng đồng.

Tình hình ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam hiện nay đang có sự phát triển đáng kể. Với vị trí địa lý thuận lợi, nước ta đã tập trung vào việc mở rộng hệ thống ao nuôi và trang trại thủy sản. 

Sự đầu tư vào công nghệ hiện đại, quản lý chất lượng nước tốt hơn và nghiên cứu về giống cải tiến đã cùng nhau tạo ra sản phẩm thủy sản chất lượng, đáp ứng cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Vai trò của nuôi trồng thủy sản

Nuôi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như:

– Cung cấp thực phẩm cho con người

– Tạo ra giá trị xuất khẩu

– Góp phần phát triển ngành du lịch

– Cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm

Vậy có nên theo học ngành nuôi trồng thủy sản không?

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản ở các trường đại học mỗi năm đều có số lượng lớn các bạn đăng kí tham gia tuyển sinh đầu vào và là ngành đạt tỷ lệ rất cao về lượng sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp.

che-bien-thuy-san_16992412759330030686449964061Các loài thủy sản được nuôi trồng phổ biến hiện nay như tôm, cua, cá, ngao, sò, ốc hoặc có thể là tảo. Ảnh: xuatkhaulaodong

Chương trình đào tạo ngành nuôi trồng thủy sản sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết như thiết kế, tổ chức và quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản, tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, còn tư vấn kỹ thuật về hoạch định phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

Giải quyết nỗi lo về việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên ngành thủy sản

Những khó khăn của sinh viên mới ra trường nói chung, cũng như sinh viên ngành thủy sản nói riêng luôn là vấn đề được mang ra thảo luận rất nhiều.

– Những lo lắng như sẽ làm việc ở đâu? 

– Chưa định hướng được cụ thể công việc cần phải làm?

– Mức lương trung bình?

– Những kỹ năng cần có của kỹ sư thủy sản?

Vì vậy, hôm nay Hóa chất nhà nông sẽ giải quyết các nỗi lo này cho bạn nhé! 

Công việc

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản có thể thực hiện các công việc sau:

– Quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh thủy hải sản;

– Cán bộ khuyến ngư tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông tỉnh, huyện…

– Mở doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nuôi trồng, kinh doanh và chế biến thủy hải sản;

– Chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy hải sản;

– Giảng viên nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng.

Địa điểm làm việc

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản, sinh viên có các cơ hội làm việc tại:

– Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

– Cơ sở sản xuất, công ty dịch vụ giống và thức ăn nuôi trồng thủy sản;

– Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản;

– Cơ quan khuyến ngư và quản lý nguồn lợi thủy sản;

– Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi trồng – chế biến thủy sản;

– Cơ sở nghiên cứu nuôi trồng và kinh tế thủy sản;

– Cơ sở đào tạo nuôi trồng thủy sản;

– Các cơ quan nhà nước.

thuy-san_16992414657128814396990578299Vai trò của thủy sản cung cấp thực phẩm cho con người

Mức lương

Nuôi trồng thủy sản là ngành học có mức lương mở, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn… Tuy nhiên, đây được đánh giá là ngành học có mức lương “hấp dẫn”. Với những người có khoảng 1 năm kinh nghiệm, mức lương dao động trong khoảng 8 –  20 triệu.

Kỹ năng cần có

Để trở thành một kỹ sư thủy sản, đòi hỏi bạn phải cải thiện một số kỹ năng nhất định để tiến trình học tập hiệu quả hơn như:

– Có đam mê, yêu thích công việc liên quan đến ngành Thủy sản;

– Sáng tạo trong công việc, học tập có tư duy rõ ràng, mạch lạc;

– Khả năng thuyết trình tự tin, am hiểu về lĩnh vực thủy sản;

– Biết thu thập các thông tin đời sống, khoa học, công nghệ;

– Nhiệt huyết, say mê tìm tòi và khám phá cái mới;

– Biết lên kế hoạch triển khai, kết hợp làm việc theo nhóm hiệu quả;

– Tập trung trong công việc, không ngại khó khăn để thực hành kiến thức vào thực tiễn.

Đăng ngày 06/11/2023
Mây
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận