Nghiên cứu thực hiện hệ thống nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (Litopenaeusvannamei) và loài tảo đỏ dưới những mật độ khác nhau nhằm đánh giá khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của chúng và quan sát xem loài tảo đỏ này có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm hay không.
Đôi nét về tảo đỏ Gracilaria birdiae
Gracilaria birdiae, một loại tảo đa bào, là một chi của Tảo đỏ (Rhodophyta) và thuộc họ Gracilariaceae. Loài tảo này được tìm thấy chủ yếu ở vùng nước ấm và nhiệt đới, trong các khu vực như các rạn san hô, vùng nước ven biển,…có hình dạng như một dải mỏng, thường có màu đỏ hoặc hơi tím. Thân tảo có cấu trúc nhánh hoặc phân nhánh và có thể phát triển thành cụm dày đặc. Đôi khi, loài tảo này có thể có màu sáng hơn, chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như ánh sáng và nhiệt độ.
Các loài tảo đỏ thuộc họ Gracilariaceae có tầm quan trọng về kinh tế, thường được sử dụng trong các mặt hàng về thực phẩm, dược phẩm. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng dư thừa như nitrat và phosphat, từ đó giúp giảm sự phát triển của tảo kị khí độc hại và duy trì sự cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái biển.
Mục đích thí nghiệm
Những tác động có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động của nuôi trồng thủy sản là một vấn đề được quan tâm toàn cầu bởi sự tồn đọng của các vi hạt hữu cơ từ chất thải và lượng dư thừa thức ăn thủy sản. Trong khi, mục tiêu hàng đầu của nuôi trồng thủy sản là đảm bảo sự bền vững và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó, nuôi trồng thủy sản tích hợp (IMTA) sẽ là một phương án thay thế cho các phương pháp nuôi truyền thống, gia tăng tính bền vững của sản xuất các sinh vật thủy sản bằng cách tối ưu hóa không gian và thời gian của một đơn vị nuôi.
Tiến trình thí nghiệm
Tôm (có khối lượng 0,005g) được đưa vào bể nuôi khoảng 10 ngày trước khi đưa tảo G. birdiae vào. Ban đầu, tôm được cho ăn bốn lần mỗi ngày, khi tôm đạt trọng lượng 1g, sẽ cho ăn hai lần mỗi ngày.
Tảo đỏ thường được tìm thấy chủ yếu ở vùng nước ấm và nhiệt đới
Sau khi bắt đầu thực nghiệm 30 ngày sẽ tiến hành thu mẫu của tảo, nhằm tối ưu hóa việc thích nghi của tảo, từ đó có thể thu được kết quả tốt nhất. Tảo được buộc vào dây và đưa vào bể nuôi ở độ sâu 20 cm. Sau đó, cứ mỗi 15 ngày sẽ tiến hành lấy mẫu trong mỗi bể (sinh khối tảo được đưa vào mỗi bể sẽ khác nhau, lần lượt là 0, 500, 1000 và 2000 g). Loài tảo đỏ sử dụng trong thí nghiệm được thu thập từ bờ biển phía đông Cearástate ở đông bắc Brazil. Những cá thể có trạng thái sức khỏe tốt, không có dấu hiệu mất sắc tố.
Kết quả thu được
Khối lượng trung bình của tảo vào cuối quá trình nuôi thu được lần lượt là 397, 1177 và 2057 g. Sự khác biệt đáng kể về sinh khối của G. birdiae chỉ được quan sát thấy giữa ngày thứ 30 và ngày thứ 90 ở hàm lượng 500g.
Bên cạnh đó, độ đục của bể trong môi trường nuôi cũng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tảo, khi độ đục cao sẽ giới hạn khả năng hấp thụ ánh sáng và làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của tảo đỏ. Những nghiên cứu này cho thấy độ đục cũng là một yếu tố quan trọng không kém trong việc tác động đến năng suất của tảo.
Nhìn chung, nghiên cứu cũng không cho thấy có sự gia tăng đáng kể về sinh khối của G. birdiae trong suốt quá trình nuôi. Do đó, việc nuôi trồng loài này không mang lại lợi ích kinh tế cho nhà sản xuất, cụ thể hơn là nuôi tích hợp G. birdiae cùng tôm thẻ chân trắng ở mật độ và điều kiện độ đục cao sẽ không cho kết quả khả quan về mặt kinh tế.
Ở ngày nuôi thứ 30, nghiệm thức T0 và nghiệm thức tảo ở mật độ T500 cho kết quả nồng độ Nito tổng trong nước cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, không có sự khác biệt nào về Nito tổng trong nước giữa các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi. Từ kết quả đó, cho thấy ở 45 ngày đầu tiên của thí nghiệm, ở tảo đỏ diễn ra sự hấp thu chất dinh dưỡng gây ra giảm Nito trong nước.
Từ nghiên cứu trên, có thể kết luận rằng sự sinh trưởng và tồn tại của tôm thẻ chân trắng không bị ảnh hưởng trong hệ thống tích hợp với G. birdiae. Tuy nhiên, khi mật độ tôm nuôi quá cao có thể cung cấp một lượng lớn các chất dạng hạt tồn tại trong môi trường nước, làm tăng độ đục và giới hạn khả năng sinh khối và hấp thu dinh dưỡng của G. birdiae trong hệ thống nuôi.