Khi nào tôm tăng giá?

Hiện trạng xuống giá của tôm thương phẩm luôn là vấn đề đau đáu của người nuôi tôm từ nửa cuối năm 2022 đến nay. Cơ hội nào cho ngành tôm chuyển mình?

tom-the_1691138930
Hiện trạng xuống giá kéo dài của tôm. Ảnh: ST

Thực trạng 

Tôm là một trong những mặt hàng chiến lược, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng thủy sản Việt Nam. Từ đầu năm 2023, tình hình giá tôm nguyên liệu và xuất khẩu đang vẫn luôn ở mức thấp. Theo Bộ NN&PTNT, trong quý I và quý II năm 2023, tôm Việt Nam đã xuất khẩu sang 84 thị trường trên thế giới với kim ngạch đạt 1,546 tỷ USD, giảm 31,9% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong tháng 6, xuất khẩu tôm đạt 328 triệu USD, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là tình trạng không mấy khả quan cho người nông dân, đặc biệt là những hộ nuôi đã đầu tư một số lớn tiền bạc và công sức vào việc nuôi tôm. Nhiều hộ và doanh nghiệp tranh nhau bán để có tiền luân chuyển dòng vốn kịp trả nợ ngân hàng.

Nguyên nhân vì đâu giá tôm giảm mạnh? 

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), thời gian qua hoạt động tiêu thụ tôm gặp khó khăn do nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu thấp. Tiêu thụ giảm sút kéo theo việc giá tôm nguyên liệu liên tục giảm sâu. Xuất khẩu tôm Việt Nam còn phải chịu áp lực cạnh tranh với nguồn cung từ Ấn Độ,  Ecuador và Indonesia khi các nước này bước vào vụ thu hoạch chính và giá thành rẻ hơn nhiều so với tôm nước ta.   

Một nguyên nhân khác đến từ ảnh hưởng của mức lạm phát tăng cao. Bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,12%). Người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu, giảm sức mua hoặc chuyển sang dùng thực phẩm rẻ hơn, tôm cỡ nhỏ hơn.

Thị trường xuất khẩu tôm đang có dấu hiệu khởi sắc 

Tình hình ngành hàng tôm đang có dấu hiệu tăng trưởng so với những tháng trước đó, giá tôm có xu hướng tăng, mức giảm của ngành tôm đang dần thu hẹp qua các tháng kể từ quý III năm 2023, điều này được coi như tia sáng trong bức tranh đầy u ám của ngành từ nửa cuối năm 2022 cho đến nay. 

Quý III được dự đoán sẽ là thời gian tăng tốc của ngành thủy sản nói chung, của con tôm nói riêng. Dự báo, từ tháng 7, khi thu hoạch tôm từ các nước giảm, thị trường tiêu thụ sẽ tăng sức mua từ Việt Nam để chuẩn bị cho các dịp lễ cuối năm và năm mới. VASEP cũng cho rằng nhu cầu tôm của thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tăng tốc trong những tháng tới đây, tạo điều kiện phục hồi thuận lợi cho ngành tôm Việt Nam.

ao-tom_169113876015459545139070297459Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Tép Bạc 

Bên cạnh đó, các thị trường trọng điểm khác cũng đang có tín hiệu tích cực. Do đó, dù chỉ là tín hiệu phục hồi bước đầu, các doanh nghiệp và hộ nuôi tôm cũng cần hiểu rõ được tình hình và nên có sự chuẩn bị thấu đáo cho mình. 

Người dân nuôi tôm nên làm gì để ứng phó trước sự thất thường của thị trường? 

Từ nguyên nhân cho thực trạng lao dốc của giá tôm hiện tại, người nuôi tôm ngoài việc phải nắm bắt tin tức thị trường một cách kịp thời, đồng thời cũng nên có các biện pháp lâu dài nhằm ứng phó với tình trạng giảm giá tôm, tìm kiếm cơ hội để tăng thu nhập. 

Để cải thiện về lâu dài, người dân nuôi tôm nên tìm hiểu và ứng dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến. Hệ thống nuôi trồng và quy trình chăm sóc khoa học có thể giúp năng cao hiệu quả và giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh. Các kỹ thuật như nuôi trên nền đệm, sử dụng hệ thống xử lý nước hiệu quả, và kiểm soát dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp cải thiện hiệu suất nuôi tôm. 

Bên cạnh đó, bà con cũng nên lựa chọn nguồn giống tốt và sử dụng các sản phẩm uy tín. Sản phẩm chăn nuôi thủy sản đáng tin cậy có thể cung cấp các giải pháp chăm sóc và bảo vệ tôm khỏi bệnh tật, tác động xấu môi trường. Sử dụng sản phẩm chất lượng giúp tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho tôm, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tôm.

tom-giong_169113879213253708755635662262Lựa chọn nguồn con giống chất lượng. Ảnh: Tép Bạc

Ngoài ra, hiện nay các yếu tố chủ quan thuộc về môi trường như thời tiết và bệnh hại vẫn gây nhiều cản trở cho các hộ nuôi trong việc thả nuôi trở lại cũng như chăm sóc ao nuôi. Nguồn sản phẩm đầu vào tốt cũng là mối trăn trở đối với nhiều bà con khi hiện tại trên thị trường tràn lan những mặt hàng không rõ nguồn gốc và kém uy tín. 

Farmext eShop là nơi bạn có thể tìm thấy đa dạng các sản phẩm đầu vào ngành thủy sản, hệ thống xử lý nước và nhiều hơn nữa. Farmext eShop sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tìm được các nhà cung cấp đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu của bạn. Ghé thăm Farmext eShop ngay để trải nghiệm các sản phẩm chất lượng và đảm bảo. 

Nếu bạn cần được tư vấn thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ tại Farmext eShop, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 0866 156 422     

Email:     

Chat: Facebook Tepbac Eshop hoặc Website tepbac.com/eshop 

Đăng ngày 04/08/2023
Admin
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận