Trong những năm qua, ngành tôm của Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng kể. Thế nhưng, thương hiệu của con tôm đến từ Việt Nam vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng, thế mạnh. Đặc biệt là trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xuất khẩu thủy sản thế giới.
Con tôm Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt
Hãy cùng nhìn lại số liệu kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 5/2023. Việt Nam chỉ đạt được 331 triệu USD, đã giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm chỉ đạt được 1.4 tỷ USD. Tình trạng sa sút này kéo dài từ tháng 8/2022 cho đến thời điểm hiện tại.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành tôm của Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều áp lực từ thị trường. Một trong số đều bắt nguồn từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Dẫn đến sức mua giảm đi đáng kể.
Đầu tiên, con tôm của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với tôm đến từ 2 quốc gia là Ấn Độ và Ecuador. Có thể tính như thế này, tôm của Việt Nam rơi vào khoảng từ 4.8 – 5.0 USD/kg, cao hơn 100%, trong khi đó Ecuador chỉ bán từ 2.3 – 2.4 USD/kg và Ấn Độ chỉ 3.4 – 3.8 USD/kg.
Thứ hai, tôm Việt Nam có tỷ lệ sống rất thấp trong nuôi thương phẩm. Do đặc điểm của nuôi tôm nước ta xuất phát từ quy mô nhỏ, lẻ, hộ gia đình. Khiến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Nước ta chưa chú trọng vào công tác quản lý tôm, bắt đầu từ khâu chọn tôm giống. Ảnh: thuysan247.com
Thứ ba, mặc dù, doanh thu ngành tôm luôn đạt mốc 1.4 tỷ USD, tuy nhiên các chính sách tiền tệ hay những khuyến khích cho ngành tôm vẫn chưa có. Từ đó, làm giảm số lượng người tham gia nuôi tôm. Một số còn lại, thu hiệp diện tích, giảm số vụ nuôi, và giảm mật độ thả.
Đặc biệt, chúng ta cũng phải thừa nhận một điều rằng, công tác quản lý hiện nay còn khá lỏng lẻo. Từ khâu chọn con giống, giám sát thực thi tiêu chí và quản lý tiên chí còn bỏ ngỏ. Nếu như không nhìn đúng vào sự thật, không nếu đúng thực trạng để cùng nhau tìm giải pháp. Kịp thời cơ cấu lại ngành tôm. Thì chúng ta còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt và nguy cơ dẫn đến sụp đổ ngành tôm như Thái Lan 10 năm trước.
Điều chỉnh ngay từ khâu chọn lựa tôm giống
Với những thách thức mà ngành xuất khẩu tôm đang phải đối mặt. Làm sao để nâng cao sức cạnh tranh của con tôm trên thị trường quốc tế?
Theo dự báo, năm 2023 ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Điển hình như: Giá vật tư, giá điện, xăng dầu tăng. Đặc biệt biến đổi khí hậu, hạn hán, ngập mặn,… Là những yếu tố gây bất lợi cho con tôm. Từ đó tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây khó khăn trong sản xuất.
Trong giai đoạn này, việc điều chỉnh ngay từ khâu lựa chọn tôm giống được đặt lên hàng đầu. Cần đề xuất, bổ sung và tập trung vào các nhiệm vụ khoa học, công nghệ để hoàn thiện quy trình khâu chọn tại và sản xuất tôm giống. Đồng thời khuyến khích các đơn vị nghiên cứu tiếp cận, chuyên giao các công nghệ mới. Từ đó rút ngắn được quá trình nghiên cứu chọn tạo giống.
Kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn tôm giống. Ảnh: Tép Bạc
Cần lựa chọn tôm giống theo hướng sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, có sức kháng bệnh tốt. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các đơn vị nghiên cứu để đưa sản phẩm vào sản xuất thực tế.
Tăng cường phối hợp từ các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý triệt để các vi phạm về chất lượng giống. Phối hợp với các tổ chức liên quan, thực hiện các đợt thanh tra đột xuất tại các tỉnh sản xuất tôm trọng điểm. Cần phải xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về điều kiện sản xuất, cũng như chất lượng tôm giống.
Đồng thời, phải bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của những người tham gia sản xuất. Vận động, tuyên truyền bà con ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất. Nhân rộng các mô hình tại nhiều tỉnh thành. Nắm vững kế hoạch sản xuất để phát triển thị trường đầu ra.
Bắt buộc phải hạ giá thành của tôm xuất khẩu
Để nâng cao sức cạnh tranh của con tôm trên thị trường quốc tế. Điều, mà chúng ta cần xem xét, đó là phải hạ giá thành của tôm xuất khẩu. Bởi vì, chúng ta đang bị cạnh tranh giá với 2 nước Ấn Độ và Ecuador. Như vậy, để tôm thương phẩm có giá thành thấp. Bắt buộc chúng ta cần phải làm thế nào để ổn định giá thức ăn nuôi tôm.
Bên cạnh việc kiểm soát chất lượng giống thì các cơ quan ban ngành, địa phương, doanh nghiệp và hộ nuôi cần quan tâm về kiểm soát, ổn định giá thức ăn nuôi tôm. Từ đó giá tôm thương phẩm mới giảm, tăng tính cạnh tranh thì kim ngạch xuất khẩu tôm mới đạt được mục tiêu kỳ vọng mà chính phủ đã đặt ra.
Đứng ở góc độ của các nhà nghiên cứu, có thể thấy rằng, chi phí thức ăn đã chiếm trên 70% tổng chi phí sản xuất. Đó chính là nguyên nhân khiến giá tôm Việt Nam cao hơn so với các nước đối thủ. Điều này xuất phát từ nguồn nguyên liệu không được ổn định, phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Muốn hạ giá thức ăn, cần phải điều chỉnh ở nhiều móc xích, cần đưa ra giải pháp hạn chi phí sản xuất để đưa giá thức ăn về một mức hợp lý.
Như vậy, một khi đã tìm ra được những nguyên nhân khiến con tôm của Việt Nam chịu sự cạnh tranh. Chúng ta nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết để kim ngạch xuất khẩu của những tháng cuối năm 2023 có bước tăng trưởng trở lại.