Nguyên nhân ngộ độc từ thịt cóc không phải ai cũng biết

Bản thân thịt cóc chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến nếu không kỹ lưỡng, có thể dẫn đến bị nhiễm độc từ loại thực phẩm mày. Vậy nguyên nhân ngộ độc từ thịt cóc là do đâu? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc đi tìm lời giải nhé!

coc_2_1704450118
Trong thịt cóc chứa một lượng lớn độc tố. Ảnh: vi.wikipedia.org

Một số bộ phận chứa độc tố từ cóc mà bạn cần biết

Trong nhiều năm qua, cóc đã được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những người suy dinh dưỡng, còi cọc hoặc suy liệt. Tuy nhiên, thực tế là cóc lại chứa độc tố, nếu chúng ta chưa biết cách chế biến và sử dụng, có thể gây nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng, thậm chí là tử vong.

Theo Cục An toàn thực phẩm, độc tố chết người có trong nhiều bộ phận của cóc như gan, da, mủ (dịch tiết có màu trắng đục, xuất hiện tại tuyến dưới da và mang tai, còn gọi là nọc cóc), trứng, mắt hay hạch thần kinh (nằm dọc hai bên sống lưng) của con cóc. Trong đó, gan cóc chứa nhiều bufotoxin nhất, gấp 100 lần so với thịt cóc.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc khi chúng ta ăn thịt cóc

Cóc là loài động vật lưỡng cư, có nghĩa là chúng có thể sống ở cả môi trường nước và trên cạn. Chúng có lớp da bên ngoài sần sùi, giúp chúng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ môi trường. Cóc trưởng thành thường sống trên cạn, nhưng chúng vẫn cần quay trở lại môi trường nước để sinh sản.

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng thịt cóc như một phương thuốc hiệu quả để chữa chứng kén ăn, chậm lớn cho trẻ em. Thịt cóc rất giàu chất đạm, kẽm và các chất dinh dưỡng khác, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.Bên cạnh đó, thịt cóc còn được coi là một thực phẩm bổ dưỡng cho người già và tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy cho người bệnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thịt cóc chỉ có tác dụng nếu được chế biến đúng cách và loại bỏ hết các bộ phận chứa độc tố. Nếu ăn thịt cóc không đúng cách, có thể bị ngộ độc và gây nguy hiểm đến tính mạng.

coc_170444997918024454715947925976Trong trứng cóc chứa độc tố. Ảnh: inaturalist.org

Thịt cóc không có độc, chúng chỉ có tác dụng nếu được chế biến đúng cách và loại bỏ hết các bộ phận chứa độc tố. Trong đó, nhựa cóc ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc, gan,  buồng trứng chứa hợp chất Bufotoxin rất cao là nguyên nhân gây ra ngộ độc thịt cóc.

Hợp chất Bufotoxin được phân chia thành ba nhóm:

– Nhóm có tác dụng giống glycosid cường tim: Gây rối loạn nhịp tim, thậm chí dẫn đến ngừng tim.

– Nhóm dẫn xuất của steroid: Gây giãn mạch, hạ huyết áp, thậm chí dẫn đến trụy tim mạch.

– Nhóm dẫn xuất của hydroxyl và indol: Gây ảo giác, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Cả ba nhóm này đều là các chất độc nằm ở bảng A, đây là hỗn hợp độc tố có khả năng gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người, đe dọa tính mạng. Ngoài ra, ở một số loài cóc còn chứa cả độc tố Tetrodotoxin (có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn. Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh cực mạnh, có thể gây tê liệt cơ hô hấp và dẫn đến chết người.

Ăn thịt cóc như thế nào để tránh ngộ độc

Để ăn thịt cóc an toàn, cần lưu ý những điều sau:

– Không ăn thịt cóc, đặc biệt là những bộ phận chứa độc tố mạnh của cóc. 

– Chỉ ăn thịt cóc đã được chế biến bởi người có kinh nghiệm. Người chế biến cần loại bỏ hết các bộ phận chứa độc tố của cóc, đồng thời đảm bảo thịt được nấu chín kỹ.

– Không ăn thịt cóc có màu sắc sặc sỡ. Những con cóc có màu sắc sặc sỡ thường chứa nhiều độc tố hơn.

– Không ăn thịt cóc khi đang uống rượu bia. Rượu bia làm tăng khả năng hấp thụ độc tố bufotoxin của cơ thể.

– Nếu không may bị ngộ độc thịt cóc, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Hy vọng, sau khi cập nhật kiến thức từ những thông tin trên đây, bạn đã biết được nguyên nhân vì sao thịt cóc lại có độc, những bộ phần nào cũng được làm sạch và loại bỏ. Hãy cẩn thận trong sơ chế thịt cóc nhé!

Đăng ngày 06/01/2024
Hòa Thy
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận