Ở vùng nuôi, tưởng chừng chỉ có thể sinh sống bằng nghề “đi biển” đầy sóng gió và nguy hiểm. Thì trong vài năm trở lại đây, con tôm thẻ chân trắng đã mang đến cho bà con thêm nguồn thu nhập chính.
Tuy nhiên, con tôm cũng lao đao theo “con sóng” lên xuống thất thường, để rồi 10 người nuôi tôm 9 người thua lỗ, nợ nần khó khăn càng chồng chất, đặc biệt, là trong thời điểm giá tôm giảm sâu như hiện nay thì bà con lại thêm gánh nặng về các chi phí.
Sự xuất hiện của con tôm thẻ
Địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, các tỉnh ven biển của nước ta đa số phát triển bằng nghề đánh bắt thủy sản. Để rồi người ta hay ví cái nghề “đi biển” là nghề “Ăn sóng nói gió”, thân phận đàn bà có chồng đi biển nơi đây như “hồn treo cột buồm”.
Bởi, những ai đã từng sinh ra tại tại miền biển, đều hiểu được sự khốn khó và mức độ nguy hiểm của cái nghề mà bà con nơi đây vẫn bám trụ suốt bao thế hệ.
Không những vậy, mỗi năm nước ta đón mười mấy cơn bão, nhất là đối với các hộ dân vùng biển. Thiên tai, lũ lụt lần lượt ập tới, cái nghèo lại hoàn nghèo đối với các ngư dân.
Nuôi tôm vì đam mê hay chỉ để mưu sinh. Ảnh: uv-vietnam.com.vn
Thế rồi, giữa mảnh đất tưởng chừng như khô cằn ấy lại xuất hiện con tôm thẻ chân trắng. Giờ đây, thay vì sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy sản đầy rẫy nguy hiểm mà như ông cha đã để lại. Bà con đã có thể phát triển kinh tế an toàn trên chính mảnh đất quê hương.
Cũng từ đấy, bà con đã có hướng đi mới, không còn phải đánh cược mạng sống theo những con sóng như ngày xưa. Mà tập trung vào các mô hình nuôi tôm, đem lại lợi nhuận cao, không còn mối bận tâm, lo lắng nguy hiểm luôn rình rập nơi biển cả xa xôi.
Nhưng, con tôm cũng dập dìu như con sóng
Thay vì mưu sinh bằng cái nghề đầy rẫy nguy hiểm, người dân bắt đầu chuyển qua nuôi tôm thẻ. Thời gian đầu, giá tôm đang ở ngưỡng cao, nhiều bà con “trúng đậm”. Không những giúp họ thoát nghèo, mà còn đảm bảo được cái nghề trên cạn ít nguy hiểm hơn. Thế nhưng, lợi nhuận từ con tôm mang lại khá cao, bà con bắt đầu “ào ạt” phát triển nuôi tôm thương phẩm, để rồi nhiều người lầm tưởng nuôi tôm mau giàu lắm nhưng rủi ro mang lại cũng không nhỏ. “Nhà nhà nuôi tôm – Người người nuôi tôm”.
Với sự quy hoạch phát triển không đồng bộ, nhiều người dân đã chấp nhận phá bỏ rừng phòng hộ, sử dụng đất rừng ven biển để biến thành ao nuôi tôm, khiến chúng bị biến dạng nặng.
Thậm chí, nhiều bà con còn tiến hành đào ao trong vườn chỉ để nuôi tôm thẻ chân trắng. Không chỉ dừng ở đó, nuôi tôm sử dụng rất nhiều nước (Kể cả nước ngọt và mặn), việc khoan những giếng nước ngầm để lấy nước ngọt nuôi tôm quá nhiều, khiến mạch nước ngầm cạn kiệt, xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ, hệ sinh thái bị phá hủy. Tình hình nước nhiễm mặn tại nhiều địa phương trên cả nước diễn ra nghiêm trọng. Không tính riêng gì nước sinh hoạt mà ngay cả nước cung cấp cho những vụ sau càng khó khăn hơn.
Nguồn nước bị ô nhiễm vì người dân xả thẳng chất thải của tôm ra môi trường. Ảnh: nongnghiep.vn
Thêm vào đó, lượng chất thải từ nuôi tôm rất lớn, ước tính mỗi năm trên 1 ha nuôi tôm sẽ thải ra tới 8 tấn chất thải rắn, gồm vỏ tôm lột, thức ăn thừa. Cùng với các hóa chất xử lý ao nuôi như vôi, thuốc tím, clorin tan trong nước, tích tụ dưới đáy ao. Đa số nước thải của các trại tôm trên cát được thải trực tiếp ra bên sông, biển, không hề qua xử lý, gây ô nhiễm nghiêm trọng mọi nguồn nước.
Ở quy mô phát triển nhỏ, có lẻ ban đầu bà con chưa thấy mức độ ảnh hưởng. Nhưng một khi phát triển diện tích lớn hơn trong suốt thời gian dài. Bắt đầu xuất hiện nhiều bất lợi: Tình trạng ô nhiễm dẫn tới dịch bệnh bùng phát, lây lan ở các ao nuôi. Ảnh hưởng đến phát triển sản xuất trước mắt và về lâu dài.
Hơn thế nữa, chi phí đầu tư nuôi tôm ngày càng cao, có thể nói vụ sau cao hơn vụ trước. Theo vào đó, trong khoảng thời gian từ đầu năm đến nay, giá tôm liên tục giảm, giá nguyên liệu thì tăng cao, thời tiết biến đổi thất thường,… rủi ro đến với con tôm càng cao hơn. Thực tế cho thấy, vài năm trở lại đây, ghi nhận tình trạng các hộ dân nuôi nuôi ở khu vực ven biển liên tục bị thất bại
Từ đó thể nhận định rằng, một khi nuôi tôm chưa đảm bảo tính bền vững. Thì chúng sẽ mang lại lợi ích trước mắt trong một số năm, nhưng về sau có thể gây những tác hại to lớn, nhất là vấn đề kinh phí đầu tư. Khó khăn chồng chất khó khăn, 10 người nuôi tôm thì 9 người thua lỗ. Không ít nông hộ trắng tay, nần chồng chất, cộng với việc lãi ngân hàng tăng cao. Làm cho “Con tôm cũng lao đao, dập dìu như con sóng”.
Như vậy, chuyển đổi kinh tế từ nghề làm biển đầy nguy hiểm sang nuôi tôm trên cạn là dấu hiệu đáng mừng cho bà con nơi đây. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi nguồn lợi nuôi trồng thủy sản về sau.
Hy vọng chính quyền địa phương, cũng như bà con nông dân sẽ có hướng xử lý tốt, phát triển kinh tế theo mô hình bền vững cho cả những thế hệ trong tương lai.