Nghành nông nghiệp nuôi tôm nước ta ngày càng phát triển rất nhanh chóng. Cùng với sự phát triển về quy mô sản xuất, gia tăng nhanh chóng về thâm canh hóa đã dẫn đến sự xuất hiện nhiều mầm bệnh đe dọa đến sự phát triển của nghành. Trong đó bệnh gan trên tôm thẻ là một trong những mầm bệnh nguy hiểm bà con chúng ta cần hết sức chú trọng.
1. Bệnh gan trên tôm thẻ là gì?
Bệnh gan trên tôm thẻ là một trong những loại bệnh phổ biến trên tôm hiện nay khiến cho tôm chết hàng loạt ảnh hưởng đến năng suất và kinh tê nghiêm trọng, bà con cần hết sức cẩn trọng xử lý khi tôm bị bệnh. Bệnh gan trên tôm được chia ra làm 3 loại chính dưới đây.
- Teo gan trên tôm thẻ: khi tôm bị teo gan sẽ có màu sắc đen và dai giống cao su. Những con tôm mắc bệnh teo gan khi chết ruột sẽ bị rỗng và con nguyên khối. Quá trình tôm chết sẽ lẻ nhỏ.
- Bệnh nhũn gan, vàng gan: gan có tình trạng dễ vỡ và có màu vàng nhạt, có dịch ở gan và khi tách gan ra khỏi tôm sẽ bị vỡ không còn giữ nguyên dạng.
- Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: Khối gan tụy trên tôm sẽ có tình trạng teo và có màu nhạt, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc hoàn toàn bị đứt đoạn, nhưng con tôm bị bệnh sẽ thường có vỏ mềm và tỷ lệ chết cao.
2. Nguyên nhân mắc bệnh và phòng bệnh gan trên tôm thẻ
2.1. Nguyên nhân gây bệnh gan
Những nguyên nhân dẫn đến tôm thẻ bị bệnh gan phổ biến là do môi trường sống của tôm thẻ, các chất dinh dương, vận hành quản lý thức ăn, thời tiết khí hậu và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Trong đó nguyên nhân chính là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, nó xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và phát triển mạnh trong đường ruột của tôm.
Ngoài ra tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan là do môi trường nước xấu, cung cấp không đủ oxy, ao không gây tảo, thời tiết thay đổi đột ngột…
2.2. Cách phòng bệnh gan
Một trong những vấn đề nan giải khi tôm bị bệnh là do tôm không có hệ miễn đặc hiệu nên khi tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan thì việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Vậy nên bà con cần lên phương pháp phòng chống hiệu dịch bệnh để ngăn chạy mầm bệnh ngay từ đầu.
- Giống nuôi là một trong nhứng yếu tố quan trọng bà con cần chọn lựa giống tốt, khỏe mạnh tránh nhiễm mầm bệnh. Để kiểm tra mầm bệnh bà con có thể sử dụng PCR và kit để kiểm tra trước khi thả nuôi.
- Cần chuẩn bị ao nuôi kỹ càng, ap dục các phương pháp khoa học và đúng quy trình để tạo điều kiện tốt nhất để ao tôm phát triển. Lưu ý với những ao nuôi đã từng có mầm bệnh thì phải có thời gian xử lý phơi và cày đáy ao đủ lâu giữa các vụ nuôi.
- Khi thả tôm không nên để mật độ tôm qua dày chỉ nên ở mức vừa phải. Đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng cần chủ động thu tỉa sao cho ao đạt ngưỡng (1,3 đến 1,5 kg/m3).
- Nguồn thức ăn cần phải đầy đủ dinh dưỡng, tránh sử dụng dư thừa, Cần quan sát thời tiết để thay đổi phù hợp nhất là những lúc như nóng bức, mây mù và mữa gió thì cần giảm lượng thức ăn.
- Nồng độ pH tốt nhất đạt trong ngưỡng từ 7,5 – 8,5.
- Đồ kiềm ao nên từ 120ppm ở đầu mùa và tăng dần đến cuối mùa ở 150 ppm.
- Đảm bảo lượng oxy cần thiết ở ao nuôi.
3. Cách điều trị bệnh gan tụy trên tôm thẻ
Cho tới hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào chuyên dụng đặc trị bệnh gan trên tôm thẻ nhưng nếu có những dấu hiệu bất thường bà con cần nắm bắt sớm và điều trị sớm nhất để mang lại hiệu quả cao nhất. dưới đây là phương pháp bà con tham khảo nhé:
- Kiểm tra mầm bệnh ở tôm bằng phương pháp qua máy Pockit PCR và KIT. Sẽ cho ra kết quả chính xác và lập tức trên máy, đây là một phương pháp chuẩn đoánh bệnh tôm cho kết quả chính xác nhất.
- Xác định được tôm thẻ bị bệnh gan tụy bà con sử dụng men đường ruột FEED ACTIVE DRY YEAST bổ sung vào thức ăn để tăng lợi khuẩn tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng đồng thời sử dụng men vi sinh Aquatic life để cải thiện môi trường ao nuôi.
- Ngoài ra bà con có thể sử dụng thêm kháng sinh thủy sản để tôm nhanh khỏi bệnh và hồi phục sớm như Kháng sinh thủy sản Cefotaxime, thuốc thủy sản Philoxim
- Khi đang trong giai đoạn trị bệnh cần thường xuyên quản lý, kiểm tra tình trạng bệnh và môi trường ao nuôi để đảm bảo mức sống lý tưởng và ổn định cho tôm.
- Cần quản lý và đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, cho ăn tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi ngoài ra nên bổ sung các loại khoáng chất, men tiêu hóa để hỗ trợ tăng chức năng gạn, tăng cường miễn dịch ở đường ruột sẽ giúp phần hạn chế gay sự lây lan bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe từng ngày ở đàn tôm, quan sát các dấu hiệu bệnh như nổi đầu, bơi lờ đờ, bỏ ăn, bơi tấp bờ, đen mang, mềm vỏ…